laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

dịch vụ giải thể doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi seovua12, 3/11/15.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 413

  1. Offline

    seovua12 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Câu chuyện thứ nhất: Anh L hiện đang “sở hữu” 2 con dấu của 2 Cty đều do anh là GĐ. Năm 2007, anh thành lập Cty TNHH M. Hoạt động sau 1 năm, anh tìm được một “nhà đầu tư” sẵn sàng góp vốn để thực hiện dự án nhưng với điều kiện là phải thành lập Cty cổ phần.

    Thế là, anh L làm thông báo tạm ngừng dịch vụ báo cáo tài chính kinh doanh cho Cty TNHH M. Đồng thời, anh thuê tư vấn lập hồ sơ thành lập Cty cổ phần MB vào cuối năm 2008. Kinh doanh gặp khó khăn, đến năm 2010, Cty cổ phần MB đã hết vốn, các cổ đông sáng lập “mỗi người một ngả”. Anh L lại làm thông báo tạm ngừng kinh doanh cho Cty cổ phần MB. Sau đó, do nhu cầu của gia đình, anh L bán căn nhà đã sử dụng làm trụ sở đăng ký kinh doanh cho báo cáo tài chính Cty TNHH M và Cty cổ phần MB rồi chuyển đi ở nơi khác. Từ đó đến nay, anh L không làm thủ tục gia hạn ngừng kinh doanh, không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, hai con dấu pháp nhân vẫn giữ làm kỷ niệm và cũng không có bất kỳ ai hỏi gì về cả hai Cty này. Có thể nói, cả hai Cty do anh L làm giám đốc đã được tự động giải thể!

    Câu chuyện thứ hai: Anh K, GĐ một Cty cổ phần thành lập năm 2008. Thành lập được hai tháng thì suy thoái kinh tế xảy ra. Cty hoạt động rất khó khăn và đến năm 2012, các cổ đông sáng lập nhất trí làm thủ tục giải thể. Hồ sơ xin giải thể doanh nghiệp (DN) đã hoàn tất và gửi tới cơ quan thuế từ tháng 1.2012. Sau 3 tháng “nghiên cứu hồ sơ”, cơ quan thuế chuyển cho anh K một quyết định truy thu tiền thuế môn bài năm 2010 - 2011 - 2012, tiền thuế giá trị gia tăng còn thiếu, tiền phạt vi phạm hành chính...

    Ngoài các khoản thành văn trong quyết định làm báo cáo tài chính còn có khoản bất thành văn là “chi phí bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ thuế để kiểm tra hồ sơ”. Tổng cộng, số tiền phải chi tới 30 triệu đồng. Kế toán doanh nghiệp đã đi làm ở nơi khác, các cổ đông đã chia nhau hết số tiền và tài sản còn lại. Thế là, anh K phải gồng mình chịu trận để lấy được thủ tục “xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế”, “thông báo đóng mã số thuế”. Sau đó, anh còn phải xin xác nhận của cơ quan hải quan về “không nợ thuế hải quan”, xin xác nhận của ngân hàng về “đã tất toán tài khoản”... Đến hết năm 2012, anh mới “được” trả con dấu và lấy thông báo giải thể doanh nghiệp từ cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Hai câu chuyện trên cho thấy lời khuyên: Đừng dại mà làm thủ tục giải thể công ty DN là hoàn toàn đúng. Song, với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan pháp luật, hướng dẫn trên lại là điều không bình thường. Chúng ta có nhiều biện pháp để hỗ trợ những người khởi nghiệp kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập DN. Song, chưa có một dịch vụ kế toán thuế văn bản quy phạm pháp luật nào quy định trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết giải thể DN. DN cũng như con người, có sinh và có tử. Thiết nghĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cần có quy định rõ ràng về việc giải thể DN để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đừng để tình trạng DN phải lách luật, “xin được chết” như hiện nay.
     
  2. admini
    Offline

    admini Administrator Thành viên BQT
    • 8/11

    Tham gia ngày:
    31/1/15
    Bài viết:
    80
    @seovua12 lần sau đăng bài đúng box nha bạn, nhắc nhở lần 1
     

: giải thể

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!