laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Kỹ thuật trồng ngô cho năng suất cao

Thảo luận trong 'Thời Trang - Phụ kiện' bắt đầu bởi quanaotreembaochau, 21/8/19.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 372

  1. Offline

    quanaotreembaochau New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Cây ngô là một loại ngũ cốc quan trọng, một nguồn lương thực không thể thiếu hiện nay. Ngô được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta, ngô là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào sống ở các vùng cao, nguồn nguyên liệu chính để chăn nuôi gia súc, gia cầm.

    Ngô là cây sống ngắn ngày, sống được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để thu hoạch được năng suất cao, người trồng cần nắm vững kỹ thuật trồng ngô đúng cách. Vậy trồng như thế nào là đúng cách? Bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    [​IMG]

    Mục lục xem nhanh [Hiển Thị]

    Kỹ thuật trồng ngô
    1. Yêu cầu về đất đai và khí hậu
    Ngô là một loại cây ưa nóng, do đó, nên nhu cầu nhiệt độ cao hơn nhiều so với các loại cây trồng.

    Đối với giống chín sớm thì nhiệt hoạt động là 2000-2200°C, những giống chín trung bình thì nhiệt độ là 2300 – 2600°C và giống chín muộn 2500 – 2800°C.

    Thường thì ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ ngày từ 24 – 30°C. Chính vì thế, ở nhiệt độ > 38°C sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Ngoài ra, hạt phấn của cây ngô có thể bị chết khi nhiệt độ lên tới hơn 35°C. Ngược lại, nhiệt độ quá thấp, khoảng dưới 12°C cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình sống của cây, đặc biệt vào giai đoạn ngô nảy mầm ra hoa.

    Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể là đất đồi, đất bãi ven sông, đất chuyên màu và đất hai vụ lúa.

    Tuy nhiên, thích hợp nhất để ngô phát triển tốt là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, đất nhiều mùn và độ pH trong khoảng 6,0-7,0.

    Xem thêm: Kỹ thuật trồng đậu phộng năng suất cao

    2. Làm đất:
    Ngô thuộc loại cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh và sinh khôi cao. Do đó, để tránh hiện tượng đổ ngã gây thiệt hại cho năng suất sau này, bạn cần phải cày bữa đất thật kỹ, tốt nhất nên cày sâu 20-25 cm. Bên cạnh đó, bạn cần phay nhỏ để tạo điều kiện cho bộ rễ của cây phát triển mạnh, chống đỗ ngã cho cây.

    Ngoài ra, cây ngô chịu úng rất kém, bạn cần phải xẻ rãnh thoát nước hoặc lên luống cao để chống ngập úng vào mùa mưa.

    3. Chọn giống:
    Hiện nay, có rất nhiều giống ngô. Căn cứ vào mùa vụ, chất đất và mức đầu tư, bạn sẽ lựa chọn cho mình loại giống phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi chọn giống phải phù hợp theo nguyên tắc: Mùa vụ có nền nhiệt cao chọn giống trung và dài ngày, mùa vụ có nền nhiệt thấp thì cần chon giống ngắn ngày.

    Với những vùng đất tốt, có điều kiện thâm canh thì bạn chọn giống có tiềm năng năng suất cao và ngược lại.

    [​IMG]

    4. Gieo giống ngô:
    Lượng giống gieo trồng cho 1 ha từ 15 – 20kg, tùy vào từng giống và mật độ trồng, bạn cần dự phòng một số hạt gieo vào bầu để trồng dặm.

    Tùy thuộc vào từng đặc tính của giống, mùa vụ, chân đất và khả năng thâm canh, bạn hãy bố trí mật độ cho cây thích hợp.

    Với những loại giống dài ngày, đất tốt, nền nhiệt và độ ẩm không khí cao thì bạn nên trồng mật độ thấp. Ngược lại giống ngắn ngày, đất kém, nền nhiệt thấp thì bạn nên trồng với mật độ cao. Thông thường, mất độ phổ biến là từ 5,7- 7,1 vạn cây/ha.

    Bạn có thể bố trí với khoảng cách là hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 20 – 25cm (gieo 1 hạt) hoặc hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 25- 30cm (gieo 1 hạt).

    Chăm sóc cây ngô
    1. Tỉa dặm, diệt cỏ
    Sau khi giao cây con được 1 lá, khoảng 4 – 6 ngày, bạn phải dặm lại ở những nơi cây chết hoặc không mọc.

    Đồng thời, nhổ bỏ những cây yếu và chỉ chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1- 2cây/hốc).

    Ngoài ra, trong gia đoạn đầu, 30 ngày đầu mới trồng, cây phát triển rất yếu và chậm. Chính vì thế, bạn cần làm sạch cỏ dại để cỏ không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây ngô. Bạn nên làm cỏ bằng tay kết hợp với vun gốc để cây tránh tình trạng đỗ ngã. Lưu ý, bạn không được lấy đất ở giữa 2 hàng cây quá sâu vì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

    2. Tưới tiêu
    Ngô rất cần nhiều nước vào giai đoạn nẩy mầm và trổ. Khi thiếu nước sẽ làm lá bị cuống lại ở bìa lá, lá héo và có những lằn nhăn song song theo chiều ngang phiến lá.

    Vào mùa nắng, bạn cần tưới nước 4-7 ngày/lần khi ngô trổ.

    Vào mùa mưa, bạn cần tiêu nước nhanh.

    [​IMG]

    3. Phòng trừ sâu bệnh
    Cây ngô khi trồng thường xuất hiện một số sâu bệnh như:

    – Sâu đục thân, Rầy mềm, Sâu đục trái. Bạn cần làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thốc hay bột để tránh sâu xuất hiện.

    – Bệnh đốm lá, Bệnh đốm vằn, Bệnh rĩ. Để phòng tránh các loại bệnh trên cây ngô, bạn cần phun xịt các loại thuốc bằng Zineb, Maneb, Copper,…

    Việc trồng và chăm sóc cây ngô cũng không quá phức tạp. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững được kỹ thuật trồng ngô đúng cách, thu hoạch với năng suất cao. Chúc bạn thành công!
     
Chủ đề tương tự: Kỹ thuật
Diễn đàn Tiêu đề Date
Thời Trang - Phụ kiện Kỹ thuật chăm sóc cây nhãn trưởng thành 23/9/19
Thời Trang - Phụ kiện Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn hương chi cho quả trĩu cành 20/9/19
Thời Trang - Phụ kiện Kỹ thuật trồng cây nho trong chậu 16/9/19
Thời Trang - Phụ kiện Kỹ thuật trồng cây gòn hiệu quả 14/9/19
Thời Trang - Phụ kiện Kỹ thuật trồng cau và chăm sóc đúng cách 13/9/19

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!