laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh sởi

Thảo luận trong 'Phẫu Thuật Chỉnh Nha' bắt đầu bởi leduccuong01, 22/9/18.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 394

  1. Offline

    leduccuong01 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng... Vậy Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh sởi (http://pacifichealthcare.spruz.com/pt/Nguyn-nhn-v-tri7879u-ch7913ng-nh7853n-bi7871t-b7879nh-s7903i.9-12-2018/blog.htm) là gì?

    Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh sởi

    Bệnh sởi hình thành do một loại siêu vi thuộc chi morbilivirus trong họ paramyxoviridae. Loại vi rút này hình cầu, có đường kính trung bình từ 120 – 150nm, chúng dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, thuốc khử trùng và khoảng nhiệt độ trên 55 độ C.

    90% những người tiếp xúc với người mắc bệnh sẽ bị nhiễm bệnh nếu chưa được chích ngừa vắc xin phòng bệnh. Bởi vi rút sởi sống trong cổ họng, mũi bệnh nhân. Nên khi hắt hơi, ho, nói chuyện, xì mũi, vi rút sởi có trong nước bọt, các dịch cổ họng của người bệnh có thể theo đường không khí xâm nhập vào cơ thể của người khỏe mạnh. Hoặc nếu người lành tiếp xúc với vật dụng chứa vi rút sởi rồi đưa tay lên mũi, miệng cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

    [​IMG]

    Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là từ 1 – 2 tuần, khi phát bệnh, trẻ sẽ có những triệu chứng dễ nhận biết như:

    - Khởi phát là sốt cao, khi dấu hiệu nóng sốt thuyên giảm thì sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đặc trưng của sởi.

    - Ban sởi hình thành đầu tiên ở sau tai, sau đó lan ra mặt rồi bắt đầu lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân. Khi ban sởi lặn thì cũng lặn dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm của ban sởi là nổi trên mặt da, sờ vào có cảm giác nổi cục, sau khi lặn thì sẽ để lại những vết thâm.

    - Bên cạnh đó, trẻ mắc sởi còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, đôi khi bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đờm tiêu hóa.

    Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

    Điều đầu tiên phụ huynh cần thực hiện khi phát hiện có trẻ bị sởi là cần phải cách ly trẻ bệnh với những trẻ khỏe mạnh. Người chăm sóc trẻ mắc bệnh cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ lành. Vì bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao nên phụ huynh cần đề phòng tình trạng lây nhiễm chéo. Mọi người trong gia đình cần tích cực giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh.

    Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ. Bởi trẻ bị lên sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mắt đang bị đau nhức và ra ghèn gỉ. Các mẹ nên kéo rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng.

    Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.
    Nguồn:https://treochanmaynoisoidelta.blogspot.com/
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!