laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Những điều cần biết về quan trắc môi trường định kỳ

Thảo luận trong 'Môi Trường - Đô Thị' bắt đầu bởi infoejc, 17/9/18.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 13,887

  1. Offline

    infoejc New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  1. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì? Vì sao lại phải quan trắc môi trường định kỳ?

    Để giải đáp vấn đề này với kinh nghiệm hơn 6 năm trong lĩnh vực Công ty cổ phần EJC sẽ giải đáp vấn về này bằng những nội dung như sau.

    Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là một hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan thẩm quyền (cụ thể: Chi cục BVMT; Phòng Tài nguyên và Môi trường). Mục đích của quá trình này là theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty, đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối với môi trường giúp cho mỗi công ty ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

    2. Nội dung của báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

    - Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;

    - Theo dõi lưu lượng/khối lượng/tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần;

    - Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần;

    - Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

    3. Căn cứ pháp lý.

    - Thông tư 43/2015/TT- BTMNT ngày 19 tháng 09 năm 2015 về báo cáo kết quả quan trắc môi trường;

    - Thông tư 24/2017 ngày 01 tháng 09 năm 2017 quy định về hoạt động quan trắc môi trường;

    - Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

    4. Những đối tượng cần phải thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

    Tất cả các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, các dịnh vụ thương mại, các khu công nghiệp, các khu chế biến và khu dân cư, đô thị, khu nhà máy và khu nhà xưởng,…. Nhà nghỉ, khách sạn có số lượng phòng lớn, các bệnh viện, phòng khám, trường học, các nhà hàng có quy mô, chung cư, các trung tâm thương mai, hệ thống nhà ở. Có hệ thống xả thải, đều phải lập quan trắc môi trường định kỳ theo quy định của luật pháp. (theo điều 3, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) và bản kế hoạch bảo về môi trường (theo Điều 24, Luật bảo vệ môi trường 2014)

    5. Thời gian thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.

    - Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được thực hiện với thời gian là 3 tháng/lần đối với các đối cơ sở phải thuộc danh sách di dời do ô nhiễm môi trường và được xác định là gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục, 6 tháng một lần đối với các cơ sở không thuộc 2 đối tượng trên.

    6. Cơ quan tiếp nhận

    - Đối với các doanh nghiệp có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết): trình nộp cho Sở TNMT-Chi cục BVMT.

    - Đối với các doanh nghiệp có Quyết định phê duyệt cam kết bảo vệ môi trường (hoặc Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường đơn giản): trình nộp cho Phòng TNMT.

    - Đối với các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp hoặc Khu công nghệ cao có thể nộp thêm 01 bản báo cáo cho Ban quản lý (không bắt buộc).

    7. Quy trình lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

    1. Khảo sát những thông tin chung: thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của công ty, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, địa chất, kinh tế - xã hội của khu vực dự án đang hoạt động, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh;

    2. Xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn… Xác định chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đề án;

    3. Thực hiện đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải rắn và nguy hại, khí thải của và môi trường xung quanh tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng đảm nhận. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở. Chi tiết thực hiện được thể hiện rõ ở phần 8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường trong bài viết;

    4. Liệt kê và đánh giá các biện pháp phòng ngừa đã và đang sử dụng. Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống khói, mẫu đất, mẫu nước ngầm;

    5. Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án;

    6. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố, phương án quản lý, dự phòng, xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn;

    7. Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục; cam kết về việc thực hiện và vận hành thường xuyên các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

    8. Hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường theo mẫu Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ ban hành kèm theo thông tư 43:2015/btnmt.

    9. Nộp cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét và giải quyết.

    8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu quan trắc các thông số môi trường

    - Tiến hành thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng của chất thải và môi trường xung quanh; ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân tích trong báo cáo. Cần lưu ý, các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng quan trắc môi trường đảm nhận;

    - Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn thải) của chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần;

    - Nước thải: lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống cống thoát công cộng; các quy chuẩn đối chiếu: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp, QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;

    - Khí thải: lấy mẫu phân tích khí thải tại cácnguồn phát sinh, sau hệ thống xử lý (nếu có); quy chuẩn đối chiếu: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

    - Chất thải rắn và chất thải nguy hại: thống kê tổng lượng thải; mô tả biện pháp phân loại, lưu giữ; đính kèm các hợp đồng với đơn vị có chức năng trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý;

    - Tiếng ồn, độ rung: đo đạc tại các vị trí phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng nhiều nhất; tiêu chuẩn đối chiếu: QCVN 26:2010/BTNMT Quy định mức ồn tối đa cho phép khu vực công cộng và dân cư;

    - Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước dưới đất, không khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần;

    - Môi trường không khí xung quanh: quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

    - Môi trường nước mặt: quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

    - Môi trường nước dưới đất: quy chuẩn so sánh: QCVN 09-MT:2015 - Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

    - Theo dõi diễn biến và đo đạc hiện trạng các yếu tố (nếu có liên quan) như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
    + Nhận thấy những khó khăn trong việc xử lý môi trường Công ty cổ phần EJC cung cấp những dịch vụ về môi trường với đội ngũ kỹ thuật lâu năm, kinh nghiệm 6 năm trong lĩnh.. Công ty EJC sẽ mang lại cho quý khách sự tin tưởng về vấn đề môi trường.
    + Để được tư vấn miễn phí về vấn đề môi trường vui lòng liên hệ:
    Công ty cổ phần EJC
    Phòng 404, Nơ 6B, Bán Đảo Linh Đàm, Nguyễn Duy Trinh, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
    Hotline: MR Trí 0966207004
    Email: [email protected]
    Website: ejc.com.vn
     
Chủ đề tương tự: Những điều
Diễn đàn Tiêu đề Date
Quảng Cáo Rao Vặt Những điều nhất định phải biết trước khi mua máy rửa bát 22/3/24
Quảng Cáo Rao Vặt Niềng răng trong suốt invisalign và những điều cần biết 18/9/23
Quảng Cáo Rao Vặt Cắt chỉ sau khi nhổ răng khôn và những điều cần lưu ý 30/5/23
Quảng Cáo Rao Vặt Giỗ đầu - Những điều cần biết 30/5/23
Quảng Cáo Rao Vặt Những cần biết khi mua điều hòa không khí Mitsubishi Heayvy 29/5/23

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!