laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi mlawkey, 7/9/19.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 230

  1. Offline

    mlawkey New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu tại Việt Nam gồm những bước nào? Văn phòng luật sư Lawkey sẽ tư vấn về thắc mắc này:
    Khi có nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu, Công ty bạn cần thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển hượng nhãn hiệu

    + Tờ khai chuyển nhượng nhãn hiệu (Theo mẫu)

    + 02 bản hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.

    + Bản gốc văn bằng bảo hộ

    Bước 2: Nộp hồ sơ, lệ phí

    - Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

    - Nộp lệ phí đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu theo quy định.

    Bước 3. Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ

    Ngay sau khi Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và xử lý theo quy định. Cụ thể:

    Trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:

    + Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;

    + Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;

    + Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

    + Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

    Hồ sơ đăng ký có thiếu sót thì giải quyết ra sao?

    + Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

    + Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

    Lưu ý: Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải thực hiện trong thời hạn bảo hộ; việc chuyển nhượng nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và cá nhân/tổ chức nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
    Xem thêm: Dịch vụ kế toán.
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!