laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Tìm hiểu về chiếm hữu ngay tình

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi mlawkey, 23/1/20.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 217

  1. Offline

    mlawkey New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Tìm hiểu về chiếm hữu ngay tình

    Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự chính là công cụ hữu hiệu để các chủ thể tìm kiếm và trao đổi lợi ích với nhau nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chủ thể đã xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó. Nhà làm luật gọi những chủ thể này là người thứ ba ngay tình. Nguyên nhân nằm ở chỗ lợi ích của họ bị đối kháng với lợi ích của một chủ thể khác-đó là chủ sở hữu đích thực, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản trong giao dịch. Hay nói cách khác, người xác lập giao dịch với người thứ ba ngay tình là người không có quyền định đoạt đối với tài sản đó.

    Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được gọi là người thứ ba ngay tình trong trường hợp mối quan hệ mang tính chất bắc cầu, có thể hình dung như sau:

    Chủ sở hữu ___MQH 1___Người trung gian ___MQH 2___Người thứ ba ngay tình

    Mối quan hệ 1: có thể là quan hệ bất hợp pháp (trộm cắp, lừa đảo..), có thể là một quan hệ hợp pháp (cầm đồ, cho thuê, cho mượn..), có thể là hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình (nhặt được tài sản bị đánh rơi, bỏ quên nhưng không thông báo theo luật định..), có thể là hành vi được lợi về tài sản …

    Mối quan hệ 2: đó là các giao dịch có tính chất đền bù: mua bán, trao đổi… hoặc không có tính chất đền bù: tặng cho…

    Chủ thể cuối cùng trong các mối quan hệ trên là người thứ ba ngay tình bởi họ đã bị nhầm lẫn về tư cách chủ thể đã xác lập giao dịch với mình. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình chỉ được đặt ra khi mối quan hệ 2 diễn ra với phương thức là giao dịch có đền bù. Bởi trong giao dịch không có đền bù, khi thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản, người thứ 3 ngay tình không chịu bất cứ thiệt hại nào. Cụ thể, quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ được bảo vệ trong hai trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Chủ sở hữu được đòi lại tài sản theo các điều kiện luật định (Điều 257 và Điều 258 Bộ luật dân sự 2005). Lúc này, người thứ ba ngay tình phải trả lại tài sản mà mình đang chiếm giữ cho chủ sở hữu đích thực của tài sản và lợi ích của họ sẽ được pháp luật bảo vệ dưới các góc độ sau:

    – Được yêu cầu bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu như có hệ số trượt giá của tài sản..) từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình (người trung gian). Quy định này hoàn toàn logic về mặt lí thuyết, tuy mục đích trong giao dịch đã xác lập không đạt được (họ muốn sở hữu tài sản nhưng nay tài sản đã phải trả về cho chủ sở hữu) nhưng họ được quyền đòi lại những gì đã mất từ người đã trực tiếp xác lập giao dịch nhưng xét dưới góc độ thực tế thì đây không phải là quy định mang tính lí tưởng. Bởi, chỉ có thể thi hành quy định này trên thực tế nếu thỏa mãn hai điều kiện: Tìm được người đã chuyển giao tài sản cho người thứ ba ngay tình và người phải bồi thường có khả năng tài chính và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ. Do đó, trên thực tế việc đáp ứng hai điều kiện trên là vô cùng khó khăn vì vốn dĩ người có nghĩa vụ bồi thường có động cơ tham lam, không trong sáng, sau khi thực hiện xong giao dịch thường tìm cách xóa mọi tin tức trốn tránh trách nhiệm phát sinh. Nếu tìm ra, thông thường họ cũng biển thủ tài sản hoặc chây ỳ không chịu thực hiện.

    – Được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu.

    – Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản.

    * Trường hợp 2: Chủ sở hữu đích thực không có quyền kiện đòi tài sản trong hai trường hợp: Không đáp ứng được các điều kiện về đòi tài sản được quy định tại Điều 257 và Điều 258 Bộ luật dân sự 2005 và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại Điều 247 Bộ luật dân sự 2005. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ trong trường hợp này tương đối lí tưởng cả về mặt pháp lí lẫn thực tế: được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mà mình chiếm hữu. Đây là phương thức bảo vệ lợi ích của người thứ ba ngay tình ưu việt nhất và có tính khả thi cao hơn so với cách thức đòi bồi thường thiệt hại như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, cách thức này vẫn bộc lộ những khó khăn trong việc xác định các loại giấy tờ cần thiết nào và các trình tự thủ tục cụ thể gì để đăng kí quyền sở hữu tài sản cho người thứ ba ngay tình trong trường hợp họ đang chiếm hữu những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

    >>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói
     
Chủ đề tương tự: Tìm hiểu
Diễn đàn Tiêu đề Date
Quảng Cáo Rao Vặt Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của amply và dàn karaoke 11/4/24
Quảng Cáo Rao Vặt Tìm hiểu về tính năng của phần mềm CRM 27/3/24
Quảng Cáo Rao Vặt Tìm hiểu địa chỉ uy tín thi công hồ cá Acrylic 19/2/24
Quảng Cáo Rao Vặt Tìm hiểu về máy lạnh âm trần Daikin inverter cao cấp 16/1/24
Quảng Cáo Rao Vặt Tìm hiểu 5 mẫu chum ngâm rượu 50l đẹp nhất 2023 11/12/23

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!