laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi haianhtran0108, 25/8/21.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 338

  1. Offline

    haianhtran0108 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Trong 3 tháng đầu mang thai, các bà bầu cần lưu ý về dinh dưỡng trong bữa ăn. Việc có một chế độ dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh. Từ đó, thai nhi sẽ có đủ sức đề kháng và chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh trong các tháng tiếp theo. Vậy 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?

    Nguyên tắc chọn chế độ ăn cho tháng đầu mang thai
    [​IMG]
    Chế độ dinh dưỡng trong tháng đầu mang thai
    Việc hướng tới dinh dưỡng cho mẹ bầu để mang lại sức khỏe bền vững, giúp cho quá trình phát triển của thai như được ổn định và hoàn hảo. Trong suốt chín tháng mang thai, mỗi tháng đều cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nguyên tắc đầu tiên và trước hết cho bà bầu ở tháng đầu mang thai mà bà bầu nên tham khảo và áp dụng là:

    • Thay đổi lại chế độ ăn uống
    • Không sử dụng thực phẩm có hại, không rõ nguồn gốc
    • Tìm hiểu 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì?
    • Bữa ăn được chia nhỏ và ăn thường xuyên, liên tục.
    3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?
    Những tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu luôn đắn đo vì không biết 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì? Ngoài ra, trong giai đoạn này, chắc chắn có sự thay đổi nhẹ từ bên trong cơ thể mẹ bầu. Đó là việc hormone nội tiết tố tăng, tử cung sẽ hình thành một lớp lót với nhiều dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển trong 9 tháng 10 ngày tới.

    Điều này khiến cho phần bụng của bạn khó chịu và có thể có hiện tượng buồn nôn. Đây gọi là ốm nghén. Do đó, bà bầu cần được bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để hạn chế cơn buồn nôn và cảm giác khó chịu vùng bụng, đồng thời nạp thêm những chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh. Sau đây là gợi ý 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi.

    Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì?

    Các loại sữa
    Sữa chua
    Bà bầu có thể dùng 1 đến 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Bởi trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn có lợi cho tiêu hóa và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể kết hợp sữa chua với một số loại trái cây giúp bổ thêm vitamin khác cho cơ thể. Tuy nhiên, không dùng sữa chua quá lạnh trong thời kỳ mang thai.

    [​IMG]
    Mẹ bầu nên bổ sung sữa chua vào thực phẩm hàng ngày
    Tham gia group cập nhật các thông tin và thắc mắc sức khỏe: Tâm sự mẹ bỉm sữa

    Sữa bổ sung dành cho mẹ bầu
    Loại sữa này vô cùng phổ biến với bà bầu không chỉ trong tháng đầu mang thai mà còn cho cả quá trình mang thai. Với những loại sữa đặc biệt dành cho bà bầu sẽ bổ sung các chất cần thiết như DHA, axit folic… nhằm ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, đồng thời hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi.

    Sữa hạt
    Sữa hạt trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng và dễ tìm kiếm. Sữa hạt cung cấp dinh dưỡng, tốt cho cả mẹ và bé bởi trong sữa hạt có nhiều canxi, vitamin D… đều là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bà bầu có thể chọn mua sữa hạt hạnh nhân, sữa hạt chia, sữa hạt sen, sữa hạt óc chó… tùy thuộc vào khẩu vị từng người.

    Sữa bò, sữa dê đã qua tiệt trùng
    Sữa bò, sữa dê là những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho trẻ em và mẹ bầu, có hương vị ngọt nhẹ. Với các chất như protein, vitamin A, C, D, E, K, canxi, sắt, photpho, kali, magie, kẽm… giúp bảo vệ tim mạch, chăm sóc da mịn màng, giúp xương chắc khỏe, có lợi cho tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.

    Sữa tách kem
    [​IMG]
    Sữa tách kem là lựa chọn hoàn hảo cho những mẹ bầu
    Sữa tách kem là lựa chọn hoàn hảo cho những mẹ bầu không muốn hoặc không cần nạp thêm calo cho cơ thể. Với lượng vitamin tan trong axit béo được giảm đi thông qua quá trình tách hàm lượng chất béo bão hòa. Mỗi ngày, mẹ bầu có thể uống từ 2 đến 3 ly để đáp ứng đủ canxi cho cơ thể.

    Xem thêm:101 loại trái cây bà bầu không nên ăn trong quá trình thai kỳ

    Sữa đậu nành
    Sữa đậu nành không chỉ thơm ngon mà còn là giải pháp thay thế dành cho mẹ bầu không thích hoặc dị ứng sữa bò. Sữa đậu nành cung cấp nhiều dưỡng chất tương tự như sữa bò với hương vị thanh thanh, nhạt hơn sữa bò.

    Ngũ cốc nguyên hạt
    Có rất nhiều tranh cãi trong việc sử bà bầu có nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt hay không. Và một nghiên cứu đã được thực hiện tại Trung tâm y tế Thụy Điển tại Seattle chỉ ra rằng ngũ cốc giàu chất xơ cũng rất giàu axit folic giúp giảm nguy cơ tiền sản giật và dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chất xơ trong ngũ cốc giúp giảm tình trạng táo bón, tránh các bệnh như trĩ.

    [​IMG]
    Mẹ bầu nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt
    Ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám rất tốt nhất cho bà bầu và được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng hằng ngày. Các mẹ bầu có thể ăn trực tiếp thay bữa sáng hoặc ăn vào bữa phụ trong ngày.

    Trái cây
    Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời từ trái cây đối với sức khỏe con người, đặc biệt là dành cho các mẹ bầu vì có nhiều chất dinh dưỡng. Ăn trái cây thường xuyên giúp bà bầu giảm chứng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch đồng thời ngăn ngừa dị tật ở thai nhi vô cùng hiệu quả.

    Trái cây sấy khô
    Có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng có nên ăn trái cây sấy khô không? Và câu trả lời là có. Bởi trái cây sấy khô có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đặc biệt, khi mang thai, nhiều bà bầu thèm ăn vặt. Và trái cây sấy khô sẽ là một món ăn vặt lý tưởng bởi thành phần dinh dưỡng vô hại và lợi ích tuyệt vời nó mang lại.

    Cũng giống như trái cây tươi, trái cây sấy khô cũng giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn dị tật ở thai nhi. Trái cây sấy khô cũng giúp giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt bởi trong trái cây giúp bổ sung sắt cần thiết cho cơ thể.

    Tuy nhiên, bà bầu nên chọn trái cây sấy khô không tẩm đường không tẩm hóa chất để nạp vào cơ thể lượng chất dinh dưỡng thiết yếu.

    [​IMG]
    Bà bầu nên sử dụng trái cây sấy khô
    Xem thêm: Đồ ăn vặt có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ hay không?

    Các loại hạt và quả hạch
    Ăn các loại hạt, quả hạch trong khi mang thai là vô cùng tốt và an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nó mang lại một lợi ích lớn cho sức khỏe của mẹ bầu, là một cách tuyệt vời cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

    Rất nhiều bằng chứng chỉ ra tác dụng của các loại hạt hạch giúp trẻ cải thiện, phát triển khả năng nhận thức. Chúng giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng chú ý và chỉ số IQ cho trẻ. Trong tuần, bà bầu có thể dùng 2 – 3 lần các loại hạt như: óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân… Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng hạt sen hầm canh, rất tốt cho tinh thần và tâm trạng của mẹ bầu.

    Việc bảo quản các loại hạt cũng cần được chú ý vì các loại hạt dễ bị ẩm mốc, hư hỏng.

    Các loại thịt
    Thịt là thực phẩm rất nhiều chất đạm. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn chứa nhiều vi chất như sắt, kẽm, và các loại vitamin. Thịt đỏ giúp phòng tránh thiếu máu. Thịt gia cầm với hàm lượng vi chất cao hơn thịt đỏ giúp mẹ và bé phát triển toàn diện. Hai loại thịt này cần được thay phiên thường xuyên để làm đa dạng khẩu phần ăn, đồng thời vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất.

    Trứng
    Trứng gà rất giàu protein và vitamin D, rất hữu ích và cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên, chỉ nên ăn từ 3 đến 4 quả / tuần.

    Các loại rau xanh
    Những loại rau màu xanh vô cùng tốt cho cơ thể con người, và mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Khoáng chất, vitamin, chất xơ, dưỡng chất có trong rau xanh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm: tim mạch, tiểu đường, béo phì, đột quỵ…

    Một số loại rau xanh có thể kể đến là măng tây, bông cải xanh, cải bó xôi,bắp cải.

    [​IMG]
    Rau xanh luôn tốt cho bà bầu
    Các loại thực phẩm giàu folate
    Folate, hay còn được biết đến là vitamin B9, axit folic là một trong những vitamin cần thiết cho bà bầu. Việc sử dụng thực phẩm giàu folate với hàm lượng vừa phải giúp ngăn chặn đến 70% nguy cơ mắc bệnh khuyết tật ống thần kinh thai nhi.

    Các loại thực phẩm giàu folate có thể kể đến là ngũ cốc ăn sáng, đậu lăng, cải bó xôi, bông cải xanh, dưa lưới, trứng…

    Xem thêm: Mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất nào để giảm nguy cơ dị tật bào thai

    Mang thai tháng đầu không nên ăn gì?
    Có rất nhiều món được liệt kê cho câu hỏi mang thai tháng đầu không nên ăn gì? Mẹ bầu nên cập nhật những món này để không dùng trong những tháng đầu thai kỳ

    Phô mai
    Phô mai được chế biến từ sữa chưa qua tiệt trùng. Do đó, trong phô mai tiềm ẩn các loại vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

    Đu đủ
    Đu đủ xanh chứa chất khiến tử cung co bóp khi chuyển dạ, làm nguy hiểm cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai. Thai phụ cần kiêng các món chế biến từ đu đủ sống trong suốt thai kì để em bé được khỏe mạnh.

    [​IMG]
    Bà bầu không nên ăn đu đủ chín
    Các loại thực phẩm chế biến sẵn
    Các loại thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, còn chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bà mẹ và trẻ con. Vì thế, mẹ bầu không nên dùng nhiều thực phẩm chế biến.

    Trứng vịt lộn, trứng sống
    Việc ăn trứng vịt lộn trong tháng đầu mang thai có thể gây tình trạng thừa cân, mắc các bệnh lý như tim mạch, thừa protein, lão hóa sớm, và các bệnh về gan, ngộ độc, dị tật ở thai nhi…

    Mẹ bầu không nên dùng trứng sống hoặc lòng đào. Có nhiều vi khuẩn salmonella trong trứng sống hoặc lòng đào, loại vi khuẩn này có thể khiến trẻ bị sinh non khiến mẹ bầu tiêu chảy hoặc nôn mửa, dẫn đến mất nước.

    Dứa
    Cũng giống như đu đủ, trong chứa hợp chất bromelain làm mềm cổ tử cung, gây tăng nguy cơ sinh non và sảy thai.

    Các loại đồ uống có cồn
    Đồ uống có cồn gây ra nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên cự tuyệt rượu, bia trong suốt quá trình bầu bì.

    Cafein
    Nghiên cứu chỉ ra rằng cafein gây ra hội chứng chậm phát triển trong tử cung, khiến thai nhi nhẹ cân, và có thể là sảy thai tự nhiên. Việc dùng cafein khi mang thai còn ảnh hưởng sau này đến trẻ như suy giảm phát triển nhận thức, thừa cân, béo phì…

    [​IMG]
    Bà bầu không nên dùng caffein
    Như đã đề cập ở trên, các mẹ bầu cần tuân thủ theo nguyên tắc đã được khuyến cáo. Cần chú ý 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, giữ một tinh thần thoải mái và tâm trạng vui vẻ là điều cần thiết cho tháng mang thai đầu tiên cũng như cả thời kỳ mang thai. Mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt nhất. Và nhớ uống đủ nước hàng ngày.

    Xem thêm: Những loại thức ăn giàu Canxi dành cho bà bầu dễ kiếm và những lưu ý đặc biệt
     
Chủ đề tương tự: tháng đầu
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp MẸO Giảm đau lưng cho chị em khi "ĐẾN THÁNG" 26/8/22
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp 9 Lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần biết! 20/1/22
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Nguyên nhân bà bầu khó thở về đêm 3 tháng đầu, giữa, cuối và cách xử trí 25/8/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì cho mẹ bầu luôn khỏe và thai nhi phát triển 25/8/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Mách nhỏ: trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai 25/8/21

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!