laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

40% Học sinh Nghệ An không vào đại học, đi XKLĐ là một lựa chọn

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi tuyendung1, 28/4/16.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 259

  1. Offline

    tuyendung1 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Xứ Nghệ là vùng đất có bề dày truyền thống hiếu học và khoa bảng. Vậy mà, hậu duệ của cái nôi văn hóa lại có những ngã rẽ mà nhiều người nghe qua thông tin này cảm thấy choáng! Nhưng, sự thật đó lại là sự lựa chọn khôn ngoan của lớp “hậu sinh khả úy” khi hoàn cảnh xã hội đã có những sự thay đổi. Hãy cùng tìm hiểu những gì đã tác động lên quyết định này.

    Năm nay, Nghệ An có 31.698 thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có 12.113 thí sinh (chiếm 38,21%) thi tại cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An chủ trì để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp THPT. Những thí sinh này không có nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng.

    Vì sao có hiện tượng bất thường như vậy?

    Hiện cả nước có hơn 1 triệu người thất nghiệp, trong đó số lượng cử nhân, kĩ sư, thạc sĩ chiếm tỷ lệ cao. Họ ra trường có được mảnh bằng trong tay, nhưng đã vài ba năm nay, thậm chí cả dăm năm đã qua mà vẫn không kiếm được việc làm cho tươm tất. Công việc hiện tại đối với họ chỉ là sự “nhảy việc” mong kiếm đủ thu nhập nuôi tấm thân, để tiếp tục cuộc hành trình tìm việc làm mà phía trước vẫn mịt mờ, tít tắp.

    Một đại diện của hội khuyến học ở tỉnh Nghệ An cho biết: Rất nhiều gia đình ở thôn quê đã thế chấp nhà cửa, ruộng vườn cho ngân hàng để vay tiền cho con ăn học. Trung bình 1 cử nhân hoặc kĩ sư tiêu tốn 150 triệu đồng cho cả một khóa học. Ra trường không có việc làm, lãi mẹ đẻ lãi con. Món nợ đã trở thành gánh nặng trong khi đám bạn cùng trang lứa lại chọn con đường lao động ở nước ngoài hoặc tự mở cơ sở sản xuất kinh doanh... Sau vài năm ở nước ngoài trở về họ đã có tiền xây nhà đẹp, lập doanh nghiệp ở quê hương...

    Ở Nghệ An đã có nhiều xã tỷ phú như xã Đô Thành, huyện Yên Thành có 400 tỷ phú, 2.000 ngôi nhà từ 2 đến 4 tầng; xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu có 800 tỷ phú và mỗi xã có trên 500 xe ô tô các loại. Đặc biệt, những đại gia này đều có nhà cửa, cơ sở sản xuất, văn phòng ở Thủ đô Hà Nội, TP HCM...

    Ở làng quê xứ Nghệ hiện nay, người ta thường so sánh sự nghiệp, tiền của của những lớp người học cùng trang lứa. Việc họp khóa, họp lớp vẫn tổ chức hằng năm. Đó là dịp bản thân họ được nhìn lại chính mình. Cha mẹ, bà con, họ hàng, làng xóm nhìn lại bước đi của con em mình. Nhiều người đã ngộ ra rằng, vào đại học chưa phải là con đường duy nhất để lập thân. Rất nhiều người trải qua hàng chục năm đi làm, sau đó mới học đại học mà họ lại thành đạt.Chỉ là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhỏ, hay là một chủ trang trại nhưng vẫn có doanh thu nhiều tỷ đồng trong mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều người... trong khi nhiều người vào đại học trở thành một công chức, viên chức nhưng cuộc sống vẫn bộn bề khó khăn. Tất nhiên, cũng có những người thành đạt nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan Nhà nước nhưng số lượng này chiếm tỷ lệ nhỏ. Những hình ảnh tương phản đó đã xuất hiện nhiều năm nay trên vùng đất xứ Nghệ giúp cho các bậc phụ huynh và con em mình có một cách nhìn nhận, hướng nghiệp mới phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới.

    Trong số gần 40% học sinh THPT xứ Nghệ năm nay không muốn vào đại học, không phải tất cả các em đều có điều kiện để đi xuất khẩu lao động hoặc gia đình có tiền để mở cơ sở sản xuất kinh doanh. Số đông các em phấn đấu thi đậu tốt nghiệp, có tấm bằng để tiếp tục học nghề. Với nhiều gia đình nghèo thì đây là sự lựa chọn phù hợp nhất, bởi chi phí học nghề không cao, thời gian học lại ngắn. Ra trường các em dễ dàng kiếm được thu nhập khá bởi lao động kĩ thuật đang rất cần cho xã hội.
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!