Diễn đàn làm Đẹp Zona thần kinh là bệnh lý nhiễm trùng da do virus Varicella zoster. Triệu chứng điển hình của bệnh là nổi ban đỏ và mụn nước tập trung thành từng đám dọc một bên thân. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng da và giúp tổn thương mau lành. Vậy “khi bị zona bôi thuốc gì?” là băn khoăn của hầu hết người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu 7 loại thuốc bôi zona hiệu quả và an toàn nhất hiện nay trong bài viết dưới đây. Mục lục bài viết [Ẩn] I. Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc điều trị zona 1. Nguyên nhân gây bệnh Virus Varicella zoster là nguyên nhân chính gây bệnh zona thần kinh Nguyên nhân gây ra zona thần kinh là do sự tái hoạt động trở lại của virus Varicella zoster. Đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Ở người mắc thủy đậu khỏi bệnh, một số lượng virus vẫn tồn tại ở các hạch thần kinh cảm giác dưới dạng không hoạt động. Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus sẽ được kích hoạt trở lại và gây ra bệnh zona. Sau đây là những yếu tố tạo điều kiện cho virus khởi động: Hệ miễn dịch suy giảm: suy giảm về thần kinh và thể lực ở người già, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh về máu hoặc đái tháo đường,… Bệnh tạo keo: lupus ban đỏ. Bệnh ung thư, điều trị bằng tia xạ hoặc HIV/AIDS Căng thẳng thần kinh, stress. Virus không chỉ gây tổn hại thần kinh mà còn lan truyền ngược chiều đến da, niêm mạc. Đến đây, virus gây tổn thương dạng ban đỏ, mụn nước rất đau đớn và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Vì vậy, người bệnh thường quan tâm đầu tiên tới vấn đề khi bị zona bôi thuốc gì để vết thương không nhiễm trùng và mau lành. 2. Nguyên tắc điều trị zona Hình ảnh tổn thương da do zona thần kinh Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nguyên tắc điều trị zona thần kinh bao gồm: Kiểm soát virus lây lan bằng các thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir, valacyclovir. Có thể sử dụng theo đường uống hoặc đường tiêm tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Giảm đau: sử dụng thuốc chống viêm giảm đau NSAIDs hoặc corticoid, thuốc gây tê,.. Chăm sóc tổn thương da: Bệnh nhân có thể dùng các thuốc bôi có khả năng sát khuẩn như hồ nước, xanh methylen, thuốc mỡ acyclovir,… Khi bị zona thần kinh, người bệnh không được tự ý dùng thuốc bôi tại nhà. Điều này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. >>> Xem bài viết: Zona thần kinh có lây không? Giải mã nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả II. 7 thuốc bôi zona thần kinh thường gặp Có rất nhiều loại thuốc bôi da nhưng khi bị zona bôi thuốc gì hiệu quả không phải người bệnh nào cũng xác định được. Dưới đây là 7 loại thuốc bôi zona được nhiều bệnh nhân sử dụng: 1. Xanh methylen (milian) Xanh methylen hay dung dịch milian được sử dụng phổ biến để vệ sinh các tổn thương ngoài da. Dung dịch xanh methylen có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài bệnh zona thần kinh, dung dịch xanh methylen còn được dùng để làm sạch vết thương trong nhiều bệnh lý da liễu khác như: thủy đậu, chốc lở, nhiễm herpes, tay chân miệng,… Cách dùng xanh methylen điều trị zona: Bôi trực tiếp lên vết thương. Ngày sử dụng 2 – 3 lần. Ưu điểm: Giá thành rẻ. Dịu nhẹ với da, không gây xót, kích ứng Nhược điểm: Khả năng kháng khuẩn trung bình, không hiệu quả đối với vết mụn nước đã vỡ, nhiễm trùng nặng. Gây nhuộm da, khó quan sát tình trạng vết thương và làm bẩn quần áo. >>> Xem bài viết: Xanh methylen: Thành phần, công dụng và lợi ích không thể bỏ qua 2. Thuốc tím Thuốc tím có bản chất là Kali pemanganat (KMnO4). Nhờ vào đặc tính oxy hóa mạnh nên thuốc tím có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn. Do đó, người ta hay sử dụng thuốc tím để bôi vết thương ngoài da trong trường hợp bệnh thủy đậu, chốc, zona thần kinh,… Ưu điểm: Là loại thuốc sát trùng thông dụng, rẻ tiền, dễ mua. Nhược điểm: Khả năng kháng khuẩn yếu, kém hiệu quả đối với một số virus và nấm. Dễ gây kích ứng, xót da khi sử dụng trên vết thương hở hoặc mụn nước đã vỡ. Dung dịch bị oxy hóa ngay, thay đổi màu sắc và gây khó khăn khi quan sát tình trạng tổn thương. Lưu ý khi sử dụng thuốc tím bôi da: Bạn cần phải pha đúng nồng độ mới cho hiệu quả tốt nhất. Trong thời gian sử dụng, người bệnh nên tránh tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ cao để hạn chế sự oxy hóa. 3. Hồ nước Hồ nước bôi da có thành phần chính là oxyd kẽm được bào chế dưới dạng hỗn dịch. Kẽm oxyd có khả năng ngăn chặn hình thành màng sinh học của vi khuẩn, từ đó giúp ức chế sự phát triển của chúng. Đồng thời, hoạt chất này cũng có tác dụng làm săn se da và giảm ngứa đối với những mụn nước zona thần kinh. Ưu điểm: Giá rẻ Thành phần lành tính, an toàn cho cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Nhược điểm: Khả năng kháng khuẩn kém, chủ yếu dùng trong trường hợp bệnh ngoài da nhẹ. Không dùng được cho vết thương nặng, mụn nước đã vỡ và các vết loét sâu. >>> Xem bài viết: Hồ nước bôi da: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng 4. Castellani Thuốc bôi Castellani bao gồm các thành phần: Fuchsin basic, acid boric, phenol có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu và một số loại nấm. Resorcinol giúp giảm ngứa da. Cồn, aceton. Thuốc bôi này được sử dụng trong nhiều trường hợp như: Điều trị tổn thương ngoài da do nấm gây ra: nấm kẽ, nấm móng, lang ben, hắc lào. Vệ sinh mụn nước thủy đậu, chốc lở, zona. Cách sử dụng: Bôi 2 – 3 lần/ngày tùy vào tình trạng tổn thương. Lưu ý: Tránh bôi lên những vùng da nhạy cảm như mắt, miệng, bộ phận sinh dục. Ưu điểm: Có tác dụng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng làm mềm da và chống ngứa. Nhược điểm: Có thể gây ra phản ứng dị ứng như nóng rát, mẩn ngứa, nổi mề đay. 5. Chlorhexidine Chlorhexidine là một dung dịch có hoạt tính kháng khuẩn mạnh và an toàn đối với cả trẻ em. Dung dịch này cũng được sử dụng để vệ sinh vết thương zona thần kinh, phòng ngừa nhiễm trùng. Ưu điểm: Dung dịch ít hấp thu qua da nên tránh gây tác dụng phụ toàn thân. Khả năng kháng khuẩn khá mạnh Nhược điểm: Thời gian tác dụng ngắn, có thể gây xót da khi sử dụng. Chỉ phù hợp với tổn thương nhẹ, mụn nước chưa bị vỡ. Lưu ý khi sử dụng: Tránh dùng đồng thời với xà phòng vì có thể xuất hiện kích ứng da. Không được dùng cùng dung dịch kháng khuẩn có chứa dẫn xuất anion. 6. Thuốc mỡ Acyclovir Acyclovir là là dược chất đã được nghiên cứu có khả năng ức chế virus varicella – zoster. Sau khi bôi lên da, acyclovir ức chế tổng hợp DNA của virus. Từ đó, thuốc hạn chế sự nhân lên của virus nhưng không gây ảnh hưởng tới các tế bào lành khác. Chỉ định chính: Điều trị herpes ở môi và herpes sinh dục. Điều trị thủy đậu, zona thần kinh. Cách sử dụng: Bôi 4 – 5 lần/ngày, cách nhau 4 giờ. Thời gian của mỗi đợt điều trị liên tục trong 5 ngày. Nếu vết thương chưa lành hẳn, bệnh nhân có thể bôi thuốc thêm 5 ngày tiếp theo. Ưu điểm: Giá thành rẻ, cách dùng tiện lợi. Nhược điểm: Gây tác dụng phụ như nóng rát, ban đỏ xuất hiện tại vị trí bôi thuốc. Lưu ý: Chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Người bệnh cần bôi đúng liều lượng và đủ thời gian điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Thận trọng: Không dùng thuốc cho người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, ghép tủy xương hoặc điều trị ung thư, trừ khi có đơn của bác sĩ. 7. Thuốc mỡ kháng sinh Các vết thương do zona thần kinh rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, bác sĩ có thể kê thêm thuốc mỡ kháng sinh cho bệnh nhân để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng. Thuốc mỡ kháng sinh thường được dùng là neomycin, polymyxin, mupirocin hay sulfadiazine bạc. Cách sử dụng: Bôi ngày 2 – 3 lần. Đợt điều trị có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Lưu ý: Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc mỡ kháng sinh khi chưa có đơn từ bác sĩ. Trong thời gian sử dụng nếu gặp các triệu chứng dị ứng như mẩn ngứa, ban đỏ, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời. III. Dizigone – giải pháp bôi ngoài xử lý zona hiệu quả nhanh Các sản phẩm quen thuộc như hồ nước, xanh methylen đều không có khả năng kháng khuẩn mạnh. Đồng thời, chúng có màu làm che lấp tổn thương, khó quan sát tình trạng của vết thương. Trong khi đó, thuốc kháng virus và thuốc mỡ kháng sinh không thể sử dụng tùy tiện khi chưa có đơn của bác sĩ. Hiểu được lo lắng của bệnh nhân bị zona khi lựa chọn bôi thuốc gì hiệu quả, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công công nghệ kháng khuẩn ion. Đây là công nghệ sử dụng dòng điện đơn cực để tạo ra các chất oxy hóa mạnh như: HClO, HO*, ClO-,… Trong đó, Dizigone là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ này và đang được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Ưu điểm: Khả năng kháng khuẩn nhanh và cực kỳ mạnh. Cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể nên vừa cho hiệu quả cao, vừa an toàn với người bệnh. Không làm cản trở quá trình lành thương tự nhiên. Vì vậy, vết thương mau lành, hạn chế hình thành sẹo. Nhược điểm: Dung dịch Dizigone có mùi clo nhẹ, bay nhanh sau 5-10 giây . Cách sử dụng: Dùng bông/gạc sạch thấm dung dịch và lau kỹ vị trí tổn thương. Sử dụng 2 – 3 tiếng/lần. Để tăng hiệu quả và hạn chế sẹo: kết hợp với kem bôi Dizigone Nano bạc khi vết thương đã khô se. >>> Xem bài viết: Zona khỏi nhanh, không để lại sẹo sau 3 ngày: Giải mã bí quyết của dược sĩ Lệ Chi Các tổn thương ngoài da do zona thần kinh gây ra cần được làm sạch để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên, đa số người bệnh không nắm rõ bị zona bôi thuốc gì vừa hiệu quả và an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh zona, bạn vui lòng gọi tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn sớm nhất.