laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Bạn đã biết rõ về bệnh thoái hóa khớp háng?

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi datnhang, 11/7/16.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 366

  1. Offline

    datnhang New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Các bệnh liên quan đến thoái hóa khớp trước kia thường chỉ bắt gặp ở người cao tuổi, do trải qua thời gian dài lao động dấn đến các khớp xương bị tổn thương. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi chịu tác động của các bệnh xương khớp đã được mở rộng và trẻ hóa rất nhiều, điều này một phần là do xã hội ngày càng hiện đại nên nhiều người trẻ tuổi làm việc liên tục ở một tư thế, không vận động dẫn đến mắc bệnh. Ngoài ra cũng do thực phẩm cũng như những thói quen hàng ngày cũng gây ảnh hưởng đến người trẻ tuổi. Trong các bệnh xương khớp, thì thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh có ảnh hưởng nặng nề nhất đến vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày, gây đau rõ rệt hơn những chứng bệnh khác. Vậy bệnh thoái hóa khớp háng là bệnh như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

    Nguyên nhân thoái hóa khớp háng:

    Nguyên nhân đau nhức xương khớp háng rất đa dạng, trong đó thoái hóa nguyên phát chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 50%), gặp chủ yếu ở NCT. Thoái hóa khớp háng thứ phát bao gồm: tiền sử khớp háng bị viêm (thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao…), do chấn thương khớp háng, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng (do lao động, tập luyện, chơi thể thao, NCT, già yếu lên cầu thang…), hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi điều trị không dứt điểm càng về sau, tuổi tác càng lớn càng dễ dẫn đến thoái hóa khớp háng. Một số trường hợp thoái hóa khớp háng là do từ lúc sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới (bẩm sinh). Ngoài ra, thoái hóa khớp háng là do biến chứng của các bệnh khác (đái tháo đường, gút…), bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố…

    Triệu chứng thoái hóa khớp háng:

    Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn do khớp háng chịu trọng lực của cơ thể nhiều nhất. Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng lên khi cử động hay đứng lâu và thường đi khập khiễng. Người bệnh cảm thấy thường xuyên mỏi và tê cứng khi vận động đi bộ hoặc co duỗi khớp đùi háng. Giai đoạn tiếp theo là xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.Về sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi mới thức dậy và trở nên đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng và đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa (nóng, lạnh đột ngột).

    Hậu quả xấu:

    Thoái hóa khớp háng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau, giúp bệnh nhân vận động, trở lại cuộc sống bình thường. Nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ có nhiều bất lợi cho người bệnh. Nếu không điều trị gì, tình trạng đau, nhức thường xuyên, cứng khớp háng ngày càng tăng ngay cả khi không vận động gì, cho đến khi người bệnh không thể đi lại do chỏm khớp đã biến dạng, các gai xương bám đầy khớp, khớp mất vận động. Thêm vào đó, người bệnh có thể mất khả năng xoay người, gập người hoặc dạng háng và vùng cơ bên thoái hóa khớp háng bị teo nhỏ hẳn.

    Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp háng:

    Thoái hóa khớp háng là một bệnh tiến triển chậm, thường gặp ở NCT. Vì vậy, nhiều trường hợp không biết hoặc không có điều kiện để đi khám bệnh. Do đó, bệnh ngày một gia tăng và để lại hậu quả xấu. Nếu thấy đau nhức ở vùng bẹn lan xuống đùi và khó di chuyển nên đi khám bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế. Nguyên tắc chữa trị là nghỉ ngơi (hạn chế đi lại, nếu béo phì cần giảm cân bằng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện bài bản), cần tập lý liệu pháp theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Cần sử dụng thuốc giảm đau cơ xương khớp và thuốc tái tạo sụn khớp theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh.
    [​IMG]

    Điều trị bằng phẫu thuật khi tình trạng bệnh đã nặng lên. Điều trị nội khoa không còn hiệu quả và các bác sĩ hội chẩn, có chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa đối với khớp háng, bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể để người bệnh lựa chọn, trong đó thay khớp háng là phẫu thuật phổ biến nhất, giúp người bệnh nhanh hết đau, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.

    Nên phòng thoái hóa khớp háng như thế nào?

    Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh khớp háng nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để khi có tuổi hạn chế thoái hoá khớp.
    Với người đã bị thoái hóa khớp háng, có thể phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do thoái hóa sụn khớp bằng cách tập thể dục hết sức nhẹ nhàng hàng ngày, không nên đi bộ. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, đặc biệt là ăn, uống các loại thực phẩm nhiều canxi (sữa, tôm, cua ốc, dầu cá). Cần có giấc ngủ tốt và nên tạo cho tinh thần thoải mái. Cần điều trị các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng (bệnh gút).

    Xem thêm: Bệnh xương khớp và cách chữa trị
     
Chủ đề tương tự: Bạn đã
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp So sánh phun môi và xăm môi – Đâu là phương pháp tốt nhất cho bạn? 5/7/24
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp [Mách bạn] Nốt ruồi lệ nằm ở đâu? Ý nghĩa tướng số Nam, Nữ 21/11/23
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ bạn đã biết chưa? 10/9/23
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Quả ổi giúp tăng cường sức khỏe bạn đã biết chưa? 1/3/23
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Bạn đã biết vì sao phụ nữ hay bị sùi mào gà chưa? 8/2/23

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!