Diễn đàn làm Đẹp BẮT ĐẦU KINH DOANH TẠI QUẬN 2 NHƯ THẾ NÀO? Quận 2 không chỉ có nhiều lựa chọn về nhà ở mà còn cung cấp nhiều mặt bằng kinh doanh. Các địa điểm cho thuê mặt bằng quận 2 đa dạng về loại hình cho thuê và giá cả. 1. Các loại hình mặt bằng cho thuê phổ biến ở quận 2 Kiot: Vì giá thuê mặt bằng tại quận 2 khá đắt đỏ nên nhiều người chọn thuê các kiot để giảm được khoản phí thuê lớn và phù hợp với việc kinh doanh của mình. Người thuê kiot quận 2 thường chọn thuê một góc ở những khoảng sân trống trước nhà hàng lớn, tòa nhà văn phòng, của hàng lớn,...để kinh doanh nhỏ như bán nước, thức ăn nhanh hay bày bán các mặt hàng đóng gói. Kiot hay gọi là quầy bán hàng là tên gọi của những điểm bán hàng có quy mô nhỏ đủ chỗ cho một vài nhân viên (dưới năm người tùy vào diện tích) và thường không có chỗ ngồi phục vụ tại chỗ. Kiot hiện nay được thuê khá phổ biến giúp các thương hiệu mở được nhiều chi nhánh ít tốn phí. Mặt bằng thuê nhỏ: loại hình mặt bằng này có diện tích lớn hơn từ vài chục mét vuông đến hơn một trăm mét vuông nhưng những mặt bằng nhỏ được ưa chuộng hơn. Các chủ kinh doanh tìm thuê mặt bằng nhỏ quận 2 để mở quán ăn, quán nước hay cửa hàng điện tử, quần áo, mỹ phẩm, văn phòng đại diện,... Những mặt bằng này thường có vị trí nằm ở khu vực đông đúc, mặt tiền đường lớn để dễ thu hút người qua lại. Nhu cầu thuê kiot quận 2 và thuê mặt bằng nhỏ quận 2 thường chỉ có mục đích kinh doanh, không đủ diện tích để sử dụng cho mục đích làm chỗ ở hay nghỉ ngơi. Shophouse: các mặt bằng shophouse quận 2 thường nằm trong các khu đô thị. Các địa điểm này thường có thể được thuê để sử dụng cho nhiều mục đích như kinh doanh cửa hàng, quán ăn, quán nước, dịch vụ cao cấp, cho thuê lại các tầng khác, để ở,... Do diện tích lớn nên giá thuê của các shophouse cao hơn các mặt bằng giá rẻ quận 2 có diện tích nhỏ khác . Những người thuê shophouse thường có tài chính ổn định và có kế hoạch sử dụng rõ ràng với mặt bằng cao giá này. Lựa chọn loại hình mặt bằng quận 2 phù hợp với mục đích và quy mô kinh doanh để tránh thiếu hay thừa diện tích sử dụng. >>>>> Xem danh sách các biệt thự cho thuê quận 2 Shophouse thường được thuê để các cửa hàng bán sản phẩm cao cấp. 2. Nắm rõ các điều luật khi thuê mặt bằng kinh doanh 2.1. Điều kiện đối với người tham gia ký kết hợp đồng Người tham gia ký hợp đồng phải đủ tuổi quy định, đủ năng lực hành vi để đảm bảo tư cách ký kết hợp đồng. Đối với các hợp đồng kinh doanh - thương mại thì người ký kết phải là người đại diện hợp pháp (giám đốc, chủ cơ sở kinh doanh). Tài sản chung của hai vợ chồng thì cả hai cùng ký. Tài sản sở hữu riêng thì phải có các giấy tờ: xác nhận độc thân, được thừa kế riêng, được nhận cho tặng riêng. Tất cả trường hợp trên khi ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng thì phải có giấy ủy quyền được có công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước. Cần hiểu làm tuân thủ những quy định của pháp luật để không bị xử phạt. 2.2. Những giấy tờ cần có khi ký hợp đồng thuê Chứng minh nhân dân của người cho thuê và người thuê. Cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ của mặt bằng cho thuê. Hợp đồng cho thuê với các điều khoản, thông tin hợp lệ với mặt bằng cho thuê. 2.3. Làm gì khi có tranh chấp xảy ra? Những vấn đề về tranh chấp hợp đồng thường xảy ra khi bên cho thuê muốn lấy lại mặt bằng hoặc tăng giá thuê. Trong trường hợp 2 bên không thể đi đến thỏa thuận thì dưới đây là trình tự để tòa án Nhân dân giải quyết vụ việc: Người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu được giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh. Sau bước nộp đơn (gồm tất cả tài liệu liên quan) thì làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án sẽ bắt đầu xem xét đơn khởi kiện và nếu đơn khởi kiện đáp ứng đủ các điều kiện thì Tòa án sẽ thụ lý. Tiếp theo, tòa án sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để chuẩn bị xét xử gồm: chuẩn bị xét xử và hòa giải. Bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án. Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án. (nếu chưa giải quyết được) Cần sớm có biện pháp giải quyết khi xảy ra tranh chấp để tránh ảnh hưởng đến kinh doanh. 2.4. Điều kiện để đơn phương phá vỡ hợp đồng Khi một bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng đã ký kết (hoặc do pháp luật quy định hoặc có thể hiện trong hợp đồng): Bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo với bên kia để tránh gây tổn thất và không phải bồi thường. Hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo từ bên đơn chấm dứt hợp đồng. Các bên không cần phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (trừ thỏa thuận về xử phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận giải quyết tranh chấp). Bên đã thực hiện đúng nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã được thực hiện. Bên bị thiệt hại nhận được bồi thường bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Trong trường hợp việc đơn phương chấm dứt hợp đồng không được phải do bên kia vi phạm hợp đồng thì có nghĩa là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự. >>>>> Cập nhật giá thuê biệt thự Lakeview City quận 2 Bên đơn phương phá vỡ hợp đồng thông báo với bên kia để có thể chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng. 3. Tuân thủ luật kinh doanh 3.1. Tại sao phải đăng ký kinh doanh? Đăng ký kinh doanh là quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh. Có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh được nhà nước công nhận về việc sở hữu tài sản, thu nhập, vốn đầu tư, thông tin công khai minh bạch và các hoạt động kinh doanh hợp pháp. Đăng ký kinh doanh giúp doanh nghiệp tránh bị xử phạt do không tuân thủ luật kinh doanh của nhà nước. Ngoài vấn đề luật pháp, khách hàng có thói quen tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp nơi mà mình muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ. Họ sẽ tìm kiếm thông tin gồm tên công ty, mã số thuế và địa chỉ công ty, so sánh với thông tin trên website công ty đó để chắc rằng đây là công ty thật. Nhờ đó, khách hàng có đủ sự tin tưởng hơn với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ phải thực hiện và cũng để bảo đảm quyền lợi của cơ sở. Thêm vào đó, các cơ sở kinh doanh nhỏ hay doanh nghiệp lớn khi hoạt động kinh doanh sẽ có lúc có nhu cầu tìm kiếm sự hợp tác và nguồn đầu tư cho cơ sở/doanh nghiệp của mình. Không nhà đầu tư hay đối tác nào không nghi ngại khi hợp tác đầu tư với một cơ sở/doanh nghiệp không minh bạch về thông tin đăng ký kinh doanh. Thế nên, để có được các buổi gặp mặt hay thảo luận với đối tác hay nhà đầu tư thì trước hết cơ sở/doanh nghiệp nên hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc đăng ký kinh doanh để cơ sở/doanh nghiệp được công nhận hoạt động hợp pháp. 3.2. Giấy đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm các nội dung gì? Mã số doanh nghiệp. Ngày/tháng/năm đăng ký (ghi rõ ngày/tháng/năm thay đổi đăng ký nếu có). Tên doanh nghiệp (và tên viết tắt nếu có). Địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp đăng ký. Vốn điều lệ (viết bằng chữ và số). Thông tin người đại diện pháp luật của doanh nghiệp (và thành viên hoặc cổ đông sáng lập nếu có): họ, tên, địa chỉ thường trú (địa chỉ hiện tại nếu có), quốc tịch, số CMND/hộ chiếu. Giấy phép kinh doanh thể hiện đầy đủ thông tin của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp. Như vậy, để bắt đầu kinh doanh tại TP.HCM nói chung và tại quận 2 nói chung, người kinh doanh cần lưu ý các vấn đề liên quan đến mặt bằng thuê vfa quy định của pháp luật đối với việc kinh doanh của cơ sở/doanh nghiệp để quá trình khởi nghiệp và ổn định kinh doanh được thuận lợi.