Diễn đàn làm Đẹp Bệnh ngứa vành tai có thể là sự thể hiện của chàm tai. Nhận biết đúng về căn bệnh này sẽ giúp bạn có hướng điều trị đúng, ngăn chặn những cơn ngứa do bệnh gây ra. Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh ngứa ở đâu tốt tại Hà Nội? Dị ứng thuốc phải làm cách nào để trị dứt điểm? Những triệu chứng của chàm tai Trong trường hợp này, chúng tôi muốn nhắc tới bệnh ngứa vành tai như một triệu chứng của bệnh chàm tai. Đây là căn bệnh xuất hiện ở các phần ngoài của tai như vành tai, ống tai ngoài và ở phần da xung quanh với các trạng thái tổn thương đa dạng và gặp nhiều nhất ở trẻ em. Chàm tai được chia ra làm thành 3 giai đoạn: cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Triệu chứng nổi bật của bệnh là ngứa ngáy ở vành tai với các mảng da không đồng nhất và dễ tái phát. Giai đoạn cấp tính, da ở vùng tai xuất hiện ửng đỏ, có vết mụn nước. Đến lúc mụn nước vỡ ra sẽ gây viêm loét, chảy dịch. Sau một thời gian, tổn thương của bệnh chàm do ngứa vành tai gây ra sẽ khô dần và đóng vảy. Theo thời gian, lớp vảy này dày và thô nhám, bong ra và biến mất hoàn toàn. Khi gặp các tác nhân dị ứng, bệnh ngứa vành tai do chàm tai tiếp tục tái phát tạo nên mảng da sần nổi hồng ban không đồng nhất ở vành tai, ngứa ngáy vô cùng. Bệnh ngứa vành tai nên làm gì ? Làm cách nào để loại bỏ bệnh ngứa vành tai ? Căn nguyên gây nên bệnh ngứa vành tai do chàm là bởi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng vì thế nguyên tắc điều trị căn bệnh này là cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Bệnh ngứa tai gây nên cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt nên khống chế triệu chứng bệnh là rất quan trọng. Người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp giảm ngứa như: – Không tiếp xúc với các dị nguyên Càng tránh tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh càng tốt. Trong trường hợp chưa tìm được nguyên nhân thì cần xem xét yếu tố môi trường sống, hóa chất, trang phục, các vật dụng… – Sử dụng thuốc chống dị ứng Do hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng nên người bệnh cần phải có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thì mới được sử dụng để tránh tình trạng khiến bệnh thêm trầm trọng. – Làm sạch vùng da bị tổn thương Đây là việc làm hết sức cần thiết để tránh bội nhiễm và giúp cơn ngứa được kiểm soát nhanh hơn. Tuy nhiên, cần chú ý không dùng nước ấm nóng hay dung dịch có tính kích thích để rửa vết thương bởi điều này chỉ khiến bệnh nặng thêm. – Làm mềm da Tại vùng da bị bệnh ngứa vành tai người bệnh có thể dùng thuốc Vaselin, thuốc mỡ Aureomycin hoặc dầu mè để dưỡng ẩm, làm mềm da. – Chườm nóng bên ngoài Việc làm này sẽ giúp hạn chế cơn ngứa do bệnh gây ra. Người bệnh có thể dùng khăn ngâm vào nước nóng rồi vắt khô và nhẹ nhàng chà lên vành tai bớt cảm giác ngứa ngáy. Thời gian chà và độ nóng của khăn cần phù hợp để tránh khiến bệnh thêm trầm trọng. Các loại thuốc chống ngứa, chống dị ứng như Chlorpheniramin, Théralène, Phenergan đều có thể sử dụng điều trị ngứa vành tai do chàm. Một số trường hợp còn cần dùng thêm thuốc kháng sinh nhưng cần có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. Không nên bôi thuốc mỡ chứa corticosteroid i trong các trường hợp nhiễm khuẩn tại vành tai bị chàm. Nếu sử dụng để điều trị không nên bôi quá nhiều vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc. Về cơ bản, bệnh ngứa vành tai do chàm tai có thể phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh và điều trị triệt để bằng phác đồ do bác sĩ đưa ra. Nếu cần được tư vấn thêm về căn bệnh này bạn có thể liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc Click tại ĐÂY để được chuyên gia của Phòng khám da liễu giải đáp hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!