Diễn đàn làm Đẹp Sàn gỗ ngoài trời đang là xu hướng thiết kế năm 2017, tạo điểm nhấn xung quanh ngôi nhà của bạn. Khác biệt với sàn gỗ trong nhà, cách lắp đặt sàn gỗ ngoài trời phải lắp đặt trên hệ khung xương. Tại sao phải lắp đặt trên khung xương và khung xương thì phải dùng loại nào? Trả lời câu hỏi này cũng khó khăn như khi bạn quyết định lựa chọn sàn gỗ nhựa WPC hay sàn gỗ tự nhiên ngoài trời. Đầu tiên, sàn gỗ ngoài trời phải lắp đặt trên hệ khung xương để đảm bảo sự chắc chắn và độ bền cho sàn gỗ. Lắp trên khung xương giúp sàn gỗ tránh tiếp xúc với nền, với đất, tránh ẩm ướt, ngập nước thường xuyên nên tăng được độ bền, giữ được màu sắc. Thứ hai nữa là giúp bạn dễ dàng vệ sinh phía dưới. Hiện nay, khung xương dành cho sàn gỗ ngoài trời có chủ yếu 4 loại Loại thứ nhất, xương composite Xương composite được sản xuất từ hỗn hợp bột gỗ, bột nhựa, keo và chất kết dính giống như cấu tạo sàn gỗ nhựa WPC ngoài trời. Quy cách xương composite đa dạng như 12 x 70 x 2200 hoặc 30 x 30 x 2200 mm. Ưu điểm: Dễ dàng thi công Nhược điểm: Dễ nứt, gãy hoặc bị oxy hoá theo thời gian, vít bám không chặt. Đơn giá: 200.000 đ/m2 (Bao gồm xương và lắp đặt xương) Loại thứ hai, xương gỗ Xương gỗ lắp đặt ngoài trời gồm 2 loại phổ biến là xương gỗ Thông Dầu (thông đỏ) hoặc xương gỗ Teak Lào. Một số công trình sử dụng xương gỗ căm xe cũng được nhưng yêu cầu bạn phải xẻ dày hơn vì căm xe không chịu được nắng mưa. Trước khi lắp đặt xương gỗ, bạn nên phủ một lớp dầu bảo vệ lên các thành xương. Ưu điểm: Xương gỗ thân thiện với môi trường, hài hoà với loại gỗ và chi phí tương đối rẻ Nhược điểm: Xương bị cong, bị mo hoặc bị mối mọt nếu không được xử lý Đơn giá: 180.000 đ/m2 (Bao gồm xương và lắp đặt xương) Loại thứ 3, xương sắt hộp mạ kẽm Đây là loại vật tư rẻ nhất trong các loại khung xương nhưng để đảm bảo chắc chắn bạn nên hàn cố định vào cốt nền thay vì định vị bằng bát và vít Ưu điểm: Giá rẻ, ổn định, dễ thi công Nhược điểm: Bị gỉ Đơn giá: 150.000 đ/m2 (Bao gồm xương và lắp đặt xương) Loại thứ 4, xương inox 304 Đây là loại xương đắt tiền nhất nhưng là loại cao cấp và an tâm nhất khi sử dụng. Ưu điểm: Bền bỉ, không gỉ, không sét và cứng rắn Nhược điểm: Giá thành cao, thi công khó khăn