Diễn đàn làm Đẹp Với thị trường chứng khoán sôi nổi như hiện nay, đã có rất nhiều các nhà đầu tư có ý định tìm hiểu và tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán. Muốn tìm hiểu và tham gian chơi chứng khoán, điều cơ bản nhất và đơn giản nhất đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải học chính là hiểu được các thông tin bảng giá được hiển thị trên bảng giá chứng khoán, từ đó sẽ theo dõi và từng bước đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách tốt nhất. Hôm nay chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu và học cách đọc bảng giá chứng khoán theo hướng dẫn cơ bản của bài viết củ này nhé. Thế nào Sàn giao dịch chứng khoán Sàn giao dịch chứng khoán là nơi cung cấp các thông tin mua bán cổ phiếu, trái phiếu , phái sinh tất cả các sàn giao dịch ở Việt Nam đều sẽ có bảng giá chứng khoán riêng ,nhưng tất cả các bảng giá đều giống nhau về thông tin dữ liệu của các mã chứng khoán, các bảng giá sẽ khác nhau ở giao diện , cho nên khi tham gia vào sàn giao dịch các bạn cần phải xem các bảng giá có giao diện phù hợp với mình trong quá trình sử dụng không thì mới nên sử dụng. Bạn chưa có tài khoản ck xem hướng dẫn: Mở tài khoản chứng khoán Techcombank Cách đọc bảng giá chứng khoán Với các sàn giao dịch thì bảng giá chứng khoán có đôi chút khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng vẫn có một số đặc điểm cơ bản, một số quy định chung của bảng giá chứng khoán, chính vì thế các bạn cùng tìm hiểu. Một số ký hiệu cơ bản của bảng giá chứng khoán các bạn cần phải nắm được đó chính là: Ký hiệu Tên Màu sắc và minh họa cột Giải thích ý nghĩa CK Chứng khoán Vd:BID Là mã chứng khoán cố định của các công ty đã được niên yết mặc định sẵn trên thị trường chứng khoán để thuận tiện cho việc giao dịch. TC Tham chiếu hay giá tham chiếu Màu: vàng Là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó Giá tham chiếu là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn của các mã chứng khoán. Trần Gía trần Màu :tím Là mức giá cao nhất mà trong phiên giao dịch này có thể đạt được + Sàn giao dịch HOSE có Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu. + Sàn giao dịch HNX có Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu. + Sàn giao dịch UPCOM có Giá trần là là mức tăng +15% so với Giá tham chiếu. Sàn Giá sàn Màu: xanh dương Là mức giá thấp nhất của mã cổ phiếu của công ty trong phiêu giao dịch có thể xuống được mà nhà đầu tư có thể thực hiện mua bán được. + Sàn giao dịch HOSE có Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu. + Sàn giao dịch HNX có Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu. + Sàn giao dịch UPCOM có Giá sàn là mức giảm -15% so với Giá tham chiếu. Tổng KL Tổng khối lượng ( tổng số cổ phiếu) Màu: màu trắng Là mức tổng số cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể tham gia mua bán cổ phiếu của mã chứng khoán đó trong một ngày. Bên mua Gồm có 6 cột : Giá 3, KL3, Gía 2, KL2, Gía 1, KL1 Mỗi một mã chứng khoán khoán sẽ có 6 cột hiện thị giá và khối lượng Mức giá cao nhất sẽ được ưu tiên khớp lệnh mua trước. Với mức giá và số lượng tương ứng để mua và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Với mức giá 1,KL1 là biểu thị mức đặt mua gần nhất so với mức khớp lệnh sau đó mới đến giá 2, giá 3. Bên bán Gồm có 6 cột : Giá 3, KL3, Gía 2, KL2, Gía 1, KL1 Cũng có 6 cột hiện thị giá và khối lượng tương ứng, lúc này những giá thấp nhất của mã chứng khoán sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước Chính vì thế mà Gía 1 và KL 1 sẽ được ưu tiên trước sau đó mới đến Giá 2 và KL 2 và Gía 3 KL 3 Khớp lệnh Gồm có 4 cột : Giá KL +/- +/-(%) Là mức giá bên mua và bên bán không cần phải chờ xếp lệnh mà có thể bán thẳng người bên mua và bên bán chờ. Giá : là mức giá khớp trong phiên giao dịch hoặc cuối ngày. KL: là số lượng cổ phiếu khớp trong phiên giao dịch tương ứng với giá khớp +/- : là mức biến động tăng giảm về giá so với tham chiếu +/-(%) : là phần trăm tăng hoặc giảm so với mức tham chiếu Cao Mức giá cao nhất Màu xanh Là mức giá cao nhất trong phiên giao dịch nhưng lại không phải giá trần của mã cổ phiếu. Thấp Mức giá thấp nhất Màu đỏ Là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch nhưng không phải là giá sàn của mã cổ phiếu. Dư Gồm 2 cột: Mua , bán ĐTNN Đầu tư nước ngoài Gồm có 3 cột: bên mua , bên bán, dư(Room CL) Biểu thị khối lượng nhà đầu tư nước ngoài có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch , còn dư (Room Cl là khối lượng còn lại có thể mua được trong phiên giao dịch này. Quy định về màu sắc có trong bảng giá chứng khoán Màu sắc trong thị trường chứng khoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh, và dễ dàng theo dõi. – Có 5 màu mà các nhà đầu tư cầm quan tâm và nhớ rõ để đọc được bảng giá chứng khoán là: + Màu tím: Là biểu thị giá tăng kịch trần so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng. + Màu vàng: Là biểu thị giá bằng với giá tham chiếu của mã chứng khoán niên yết. + Màu xanh lá: Là biểu thị giá tăng so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng nhưng chưa chạm trần. + Màu đỏ: Là biểu thị giá giảm so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng. + Màu xanh dương: Là biểu thị giá giảm chạm đáy so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng. Các chỉ số thị trường ở hàng trên cùng Là bảng biểu thống kê để phản ánh thị trường chứng khoán: Đối với công ty chứng khoán VnDirect sử dụng biểu thị trên sàn giao dịch chứng khoán là VN-Index, VN30-Index, VNX AllShare, HNX-Index, HNX30-Index, UPCOM. + VN- Index: là xu hướng được thể hiện sự biến động của tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE). + VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty được niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản đứng hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc của thị trường. + VNX AllShare: là chỉ số chung của thị trường thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). + HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên giá cả tất cả các cổ phiếu đã được niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX). Trên đây là bài viết giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về các thông tin được thể hiện trong bảng giá chứng khoán từ đó các nhà đầu tư mới sẽ có thể dễ dàng theo dõi đọc bảng giá chứng khoán để đầu tư một cách tốt nhất có thể. Có thể bạn quan tâm: Cách mở tài khoản chứng khoán Online