laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Choáng váng, hôn mê là các triệu chứng khi nằm máy lạnh

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi lamnguyen8989, 22/7/16.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 386

  1. Offline

    lamnguyen8989 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Nắng nóng ai cũng muốn “hạ hỏa” trong phòng máy lạnh, nhưng ai lỡ bất cẩn thì nhẹ cũng chóng mặt, hoa mắt, nặng rất có thể đột qụy, tử vong.

    Xem thêm bài viết :

    Ưu và nhược của dòng gas R32.
    Cách dùng máy lạnh tiết kiệm điện hiệu quả
    Chóng mặt, hoa mắt, đột quỵ… là phản ứng mất cân bằng thần kinh não nhiều người gặp khi dùng máy lạnh ngày nắng nóng.

    Hai năm đã qua nhưng nhà bà Thảo (Hải Dương) vẫn đau xót vì cái chết đột ngột của chồng. Ông hay tắm đêm rồi đọc báo một lúc mới đi ngủ. Đêm ấy ông tắm xong, ngột ngạt quá mới bật máy lạnh phòng khách để đọc sách.



    Nửa đêm bà thức giấc, đi ra thì thấy ông đã bất tỉnh, vào viện thì ông đã chết. Bác sĩ đoán là ông bị đột quỵ, có thể do tắm xong vào ngồi dưới máy lạnh, khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột.



    [​IMG]

    Nắng nóng nhiều người bị đột quỵ.



    Anh Nguyễn Văn Hải (Hà Đông, Hà Nội) may mắn hơn. Đợt nắng nóng cao điểm thì ở quê có tang, xong việc anh phóng xe về Hà Nội ngay. Đang lúc mồ hôi nhễ nhại, anh mở cửa phòng khách – đúng lúc các con nghỉ hè, đang bật máy lạnh 19 độ C, anh vừa cởi áo lau mồ hôi, vừa đứng trước luồng gió mát… thì bỗng ớn lạnh, đầu óc choáng váng, chân tay bủn rủn… Vợ anh vội lấy chăn phủ lên người chồng, rồi pha cốc nước đường gừng cho uống. Anh nằm bệt mấy ngày mới dậy được.

    Theo các bác sĩ Bệnh viện Lão khoa Trung ương, nắng nóng khiến số bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu thường tăng, nguyên nhân nhiều trường hợp ra - vào phòng máy lạnh đột ngột, trong khi nhiệt độ trong – ngoài chênh nhau 15 – 20 độ, khiến cơ thể không kịp cân bằng dễ gặp nguy hiểm.

    Theo PGS. TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, bệnh nhân đột quỵ để lại hậu quả vô cùng nặng nề, nhưng rất nhiều người dân còn thiếu kiến thức về phòng bệnh, cho rằng đột quỵ là bệnh của người già nên đã gặp họa khi tuổi còn rất trẻ.

    Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai), nguy cơ đột quỵ, thậm chí chêt người do sau khi tắm nước lạnh lại nằm máy lạnh chế độ lạnh ngay, hoặc do đi nắng về lập tức dội nước lạnh rồi vào hứng gió máy lạnh giải nhiệt.

    Các bác sĩ cho rằng, sau khi tắm nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp, nếu ngồi hứng gió quạt, gió máy lạnh nguy cơ nhiễm lạnh rất có thể xảy ra, khiến các mạch máu bị cản trở lưu thông, co mạch đột ngột, làm tăng huyết áp và dẫn đau đầu mãn tính, hoặc đột quỵ. Nhẹ nhất cũng làm cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, cử chỉ lờ đờ. Trường hợp nặng có thể làm nhịp tim và hơi thở nhanh, rồi chậm dần, khó thở, nếu không đi bệnh viện cấp cứu dễ dẫn đến hôn mê, tử vong – đặc biệt nguy hiểm với những người thể trạng yếu, trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai…

    [​IMG]

    Phòng ngừa có thể giảm được 80% nguy cơ đột quỵ.

    PGS.TS Vũ Anh Nhị lưu ý, thời tiết nắng nóng phức tạp như hiện nay, nếu biết bảo vệ cơ thể, phòng ngừa sớm sẽ giảm 80% nguy cơ đột quỵ.

    Các bác sĩ khuyên người già, người thể trạng yếu sau khi tắm việc cần làm là giữ ấm cho cơ thể. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là với người hay mắc viêm họng. Tắm xong không nên vào ngay phòng điều hoà ngay, cũng không nên ngồi trước quạt, hoặc trong phòng điều hoà lạnh để tránh đột quỵ.

    Người thể trạng yếu, người già, trẻ em, phụ nữ có thai… đi ngoài nắng, hoặc tập thể dục thể thao về mạch máu đang giãn ra cũng không nên vào phòng lạnh ngay để tránh mạch máu co đột ngột.

    Để tránh nguy hiểm vì đột ngột ra vào phòng máy lạnh, trước khi ra khỏi phòng 30 phút cần tắt máy lạnh, mở cửa phòng cho thông khí và giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Nếu đi từ ngoài vào phòng máy lạnh, hãy để máy lạnh ở chế độ cao rồi hạ thấp nhiệt độ dần.

    Nên bỏ thói quen cài nhiệt độ thấp khi sử dụng máy lạnh, nhất là vào những ngày nắng nóng cực điểm để tránh sốc nhiệt, cảm lạnh. Nhiệt độ trong – ngoài phòng lạnh cần chênh lệch 7 độ là an toàn.

    Những ngày nắng nóng nên tránh hoạt động quá nhiều ngoài trời nắng, nhất là sau 10 giờ sáng. Ban đêm cần bật máy lạnh liên tục. Nhưng ban ngày không nên để trẻ nhỏ nằm máy lạnh 4 giờ liên tục, mà chỉ cho trẻ em ở phòng máy lạnh 2-3 giờ/lần rồi cho ra nhiệt độ bình thường 10-15 phút để trẻ thích nghi với môi trường, nâng cao sức đề kháng.

    Đại lý phân phối Máy Lạnh Panasonic Inverter | Máy Lạnh Daikin Inverter
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!