laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Điều kiện mở văn phòng công chứng

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi mlawkey, 16/4/20.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 175

  1. Offline

    mlawkey New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Điều kiện mở văn phòng công chứng

    Hiện nay, nhu cầu công chứng chứng thực các giao dịch dân sự đang được phổ biến. Vì vậy, có nhiều văn phòng công chứng lập ra để đáp ứng các nhu cầu đó. Tuy nhiên, thủ tục lập văn phòng công chứng cần có các điều kiện mà không phải ai cũng biết đến đầy đủ.

    Việc mở văn phòng công chứng theo pháp luật hiện hành được quy định tại Luật công chứng 2006, hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 04/2013/NĐ-CP.

    Theo đó:

    - Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    - Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.

    - Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

    - Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

    Như vậy, nếu bạn không phải là công chứng viên thì không được phép đứng tên thành lập văn phòng công chứng. Tuy nhiên nếu có 2 công chứng viên trở lên thành lập VPCC với loại hình công ty hợp danh, bạn có thể tham gia với vai trò thành viên góp vốn.

    “Điều 13. Tiêu chuẩn công chứng viên

    1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:

    a) Có bằng cử nhân luật;

    b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;

    c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;

    d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;

    đ) Có sức khỏe bảo đảm hành nghề công chứng.

    2. Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào thời gian công tác pháp luật.”

    Thủ tục thành lập VPCC:

    1. Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:

    a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;

    b) Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

    c) Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.

    2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

    3. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.

    Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

    Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

    Trên đây là nội dung quy định về điều kiện thành lập văn phòng công chứng. Nếu có nhu cầu tư vấn thành lập công ty xin vui lòng liên hệ về công ty TNHH Tư vấn Luật LawKey Việt Nam để được tư vấn nhanh nhất
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!