laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP CẦN NHỮNG THỦ TỤC GÌ ?

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi ACT ONE, 6/10/18.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 239

  1. Offline

    ACT ONE New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Doanh nghiệp mới thành lập cần những thủ tục gì?

    Công ty ACT ONE sẽ chia sẻ cùng bạn những thủ tục mà một doanh nghiệp mới thành lập cần phải làm, các bạn kế toán chú ý nhé!

    Khi doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngoài việc liên hệ làm mẫu dấu, khắc biển hiệu… thì kế toán cần phải thực hiện công việc sau:

    1. Mở tài khoản ngân hàng
    • Đăng ký TK ngân hàng:
    • Bước 1: Tải mẫu đăng ký mở tài khoản doanh trên web của ngân hàng bạn muốn đăng ký mở tài khoản (hoặc có thể tới trực tiếp chi nhánh – phòng giao dịch của ngân hàng đó để xin)
    • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng (ký đóng dấu)
    • Bước 3: Mang hồ sơ đến nộp tại Ngân hàng:
      + Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng (Đã ký và đóng dấu)
      + CMND của người đại diện (bản sao công chứng)
      + Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng)
      + Giấy đăng ký mẫu dấu (bản sao công chứng)
      Chú ý: Một số ngân hàng còn yêu cầu thêm: Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng…
    • Thông báo TKNH với sở kế hoạch đầu tư ( trước đây là cơ quan thuế) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản. Quy trình như sau:
    • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
    • Phụ lục II-1 thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo thông tư 20/2015/TTBKHĐT)
    • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng
    • Giấy ủy quyền hoặc Giấy giới thiệu người đi làm thủ tục
    • Chứng minh thư photo của người được ủy quyền.
    • Bước 2: Scan toàn bộ hồ sơ ở bước 1 (Để gửi qua mạng)
    • Bước 3: Truy cập vào Website: dangkykinhdoanh.gov.vn (Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia): Đăng ký tài khoản và gửi các hồ sơ đã Scan ở bước 2 qua mạng
    • Bước 4: Kiểm tra mail xem việc Tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã thành công chưa (nếu chưa thì làm lại)
    • Bước 5: In giấy biên nhận Hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử đã hợp lệ trên web
    • Bước 6: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trên thông báo Hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ DN mang toàn bộ Hồ sơ ở bước 1 lên sở kế hoạch đầu tư để nộp (quá 30 ngày sẽ không còn hiệu lực => phải đăng ký lại)
    • Lưu ý: Người được ủy quyền đi làm phải mang theo cả CMT gốc để đối chiếu, bản “Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng” mang theo 1 bản photo (để nộp) 1 bản gốc (để đối chiếu rồi mang về lưu trữ tại DN
    1. Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận/ huyện nơi công ty đặt trụ sở chính
      • Khai thuế môn bài
    • Hạn nộp, mức nộp: Căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ, áp dụng từ ngày 01/01/2017 hạn nộp và mức nộp lệ phí môn bài được quy định như sau:
    • Hạn nộp: DN mới thành lập hạn nộp chậm nhất là ngày 30 của tháng nhận được giấy ĐKKD.
    • Mức nộp: Kế toán căn cứ theo số vốn trên đăng ký kinh doanh để xác định số tiền thuế môn bài phải nộp của DN mình cụ thể như sau:
    + Những DN thành lập từ ngày 1/1 đến ngày 30/6: Nộp thuế Môn bài cả năm

    + Những DN thành lập từ ngày 1/7 đến ngày 31/12: Nộp thuế Môn bài: 1/2 năm

    + Những năm tiếp theo DN nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01.

    • Lưu ý:
    • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp tiền thuế môn bài luôn.
    • DN nộp tờ khai thuế môn bài duy nhất 1 lần khi mới thành lập.Các năm sau không phải nộp tờ khai thuế môn bài mà chỉ nộp tiền thuế môn bài thôi. Trường hợp DN có sự thay đổi về tăng vốn hoặc giảm vốn thì DN phải làm tờ khai và nộp theo mức tăng giảm đó.
      • Khai thuế GTGT
    • DN kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý ngay cả khi không phát sinh doanh thu trước ngày 20 hàng tháng đối với DN kê khai theo tháng và trước ngày 30 đối với DN kê khai theo quý.
    • Trong kỳ kê khai, nếu có phát sinh nghĩa vụ thuế, DN phải tiến hành nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định. Hạn nộp tờ khai thuế cũng chính là hạn nộp thuế ( nếu có)
    • Lưu ý:
    • Theo thông tư 93/2017/TT-BTC, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/11/2017 về việc xác định phương pháp tính thuế GTGT thì DN khi mới thành lập hoặc khi muốn thay đổi phương pháp tính thuế sẽ không phải nộp mẫu 06/GTGT nữa, mà chỉ cần nộp Hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế, cụ thể như sau:
    + Trường hợp DN đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT, mẫu 02/GTGT đến cơ quan thuế.

    + Trường hợp đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì gửi tờ khai thuế GTGT mẫu 03/GTGT, mẫu 04/GTGT đến cơ quan thuế.

    • Những DN thành lập vào ngày cuối cùng của tháng hoặc của quý cũng vẫn phải nộp báo cáo thuế dù chưa có phát sinh hoạt động.
      • Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
    • Hàng quý kế toán cân đối xác định số thuế tạm nộp. (Theo Nghị định số 91/2014/NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 01/10/2014, DN sẽ không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính)
    • Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.(Cụ thể: 30/04, 30/7, 30/10, 30/01)
      • Khai thuế thu nhập cá nhân
    • DN mới thành lập kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào thì thuế TNCN cũng phải kê khai theo phương pháp đấy.
    1. Nộp và nhận kết quả đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in.
    • BƯỚC 1: Làm đơn đề nghị
    • Theo hướng dẫn tại điều 8, Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối tượng được đặt in hoá đơn GTGT là những DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và có làm đơn đề nghị sử dụng hoá đơn GTGT đặt in cho cơ quan thuế quản lý và được cơ quan thuế chấp nhận. Do đó nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có thể nộp đơn đề nghị sử dụng hoá đơn đặt in theo mẫu 3.14 tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Và theo Thông tư 37/2017/TT-BTC, trong vòng 2 ngày làm việc, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống DN bạn để kiểm tra và sẽ có thông báo theo Mẫu số 3.15 phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 37/2017/TT-BTC về việc DN có được đặt in hoá đơn hay không. Trường hợp sau 2 ngày làm việc cơ quan thuế quản lý trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản về việc sử dụng hoá đơn đặt in thì DN được sử dụng hoá đơn đặt in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời DN.
    • BƯỚC 2: Tiếp đón cán bộ thuế
    • Khi Cán bộ thuế đến kiếm tra trụ sở chính doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện và chuẩn bị sẵn các giấy tờ sau:
    + Đã treo biển doanh nghiệp tại địa chỉ trụ sở chính;

    + Có Văn bản xác nhận quyền sử dụng địa chỉ trụ sở chính của công ty là hợp pháp (Hợp đồng thuê nhà, Hợp đồng mượn nhà Hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên Giám đốc công ty)

    + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Đăng ký mẫu dấu, Dấu tròn

    + Có bàn ghế, sổ sách và các vật dụng liên quan khác chứng minh công ty có hoạt động

    + Có hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc Cung cấp dịch vụ chứng tỏ công ty đã hoạt động và có nhu cầu xuất hoá đơn cho khách hàng.

    • Chú ý: Trường hợp DN muốn mua hóa đơn (không đặt in) từ cơ quan thuế để sử dụng thì làm hồ sơ, thủ tục mua hóa đơn tại Chi cục Thuế/ Cục thuế. Hồ sơ chuẩn bị (02 bộ) gồm:
    + Đơn đề nghị mua hóa đơn;

    + Bản cam kết – Mẫu số: 3.16 phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư số 39/2014/TT-BTC.

    + Bản sao thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT của cơ quan thuế;

    + Bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký DV nộp thuế điện tử qua ngân hàng

    + Chứng từ xác nhận đã nộp thuế Môn bài

    + Bản sao giấy phép đăng ký doanh nghiệp;

    + Bản sao CMND của người đại diện pháp luật.

    1. In hóa đơn và làm thông báo phát hành hóa đơn
    • In hóa đơn: Sau khi cơ quan thuế đã có thông báo là DN được đặt in hoá đơn GTGT thì các bạn liên hệ nhà in để đặt in.
    • Lưu ý: Nhà in phải là DN có ĐKKD còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in ( bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm). Danh sách các bạn có thể cập nhập trên Chi cục thuế.
    • Hồ sơ đặt in hoá đơn GTGT gồm:
    + Bản sao giấy phép kinh doanh

    + Bản sao CMND của giám đốc

    + Giấy giới thiệu ( Nếu giám đốc trực tiếp đi làm thì không cần giấy giới thiệu)

    + Bản sao CMND của người được giới thiệu

    + Biên bản kiểm tra trụ sở hoặc xác nhận của Chi cục thuế cho phép đặt in hoá đơn.

    • Một bộ thủ tục đặt in hoá đơn gồm: Hoá đơn mẫu, Hợp đồng, huỷ kẽm và biên bản thanh lý hợp đồng.
    • Làm thông báo phát hành hóa đơn
    • Doanh nghiệp làm thông báo phát hành hóa đơn chậm nhất là 02 ngày trước khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn( theo TT 37/2017/TT-BTC).
    • Đồng thời với việc gửi tờ khai thông báo phát hành hoá đơn qua mạng thì DN phải mang bộ thủ tục gồm Hoá đơn mẫu, hợp đồng, huỷ kẽm, thanh lý hợp đồng lên cơ quan thuế nộp trực tiếp tại phòng ấn chỉ.
    TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THỰC HÀNH KẾ TOÁN ACT ONE TẠI CẦU GIẤY HÀ NỘI.
    Website : daotaoketoan.net,vn
    Fanpage : facebook/DaotaoketoanACTONE/
    Hotline : 0966 425 886.
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!