laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Giải pháp trồng implant với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi binhan565, 20/1/22.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 204

  1. Offline

    binhan565 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  1/ Ảnh hưởng của tiểu đường đối với cấy ghép implant:

    - Tiểu đường là một bệnh mãn tính gây rối loạn chuyển hóa đường trong máu khiến chỉ số đường huyết luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với Insulin.
    - Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là lượng đường trong máu quá cao sẽ làm xơ vữa động mạch gây tắc hẹp các mạch máu nuôi dưỡng tế bào từ đó ức chế hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn của cơ thể.
    - Bên cạnh đó, tiểu đường được liệt kê là một trong những bệnh lý nằm trong nhóm chống chỉ định tương đối khi cắm implant vì đây là dạng điều trị mất răng có xâm lấn. Mà cô chú/anh chị khi bị tiểu đường sẽ rất lâu mới lành thương. Thậm chí cô chú/anh chị bị tiểu đường nặng có thể không được cắm implant vì rất khó lành thương sau điều trị.
    - Vì thế, khi bị bệnh tiểu đường, cô chú/anh chị cần cẩn trọng để tránh xây xước, bị thương, đặc biệt thận trọng khi trồng răng implant vì rất khó lành thương và dễ bị nhiễm khuẩn.

    Tuy nhiên, cô chú/anh chị vẫn có thể cắm implant khi đảm bảo được lượng đường trong máu ở mức ổn định và phải được Bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

    2/ Vậy người mắc bệnh tiểu đường có cấy ghép implant được không?

    - Trong một số trường hợp, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể cấy ghép Implant với điều kiện tình trạng bệnh ổn định.
    - Ngoài ra, để chắc chắn và chọn được hình thức cấy ghép Implant phù hợp, cô chú, anh chị bị tiểu đường cần phối hợp tích cực, bàn bạc kỹ lưỡng về tình trạng bệnh của cá nhân với Bác sĩ sẽ cấy ghép implant cho mình.
    - Nếu cần thiết, Bác sĩ trồng răng implant cũng sẽ phối hợp với Bác sĩ chữa trị tiểu đường để kiểm soát bệnh ổn định nhất có thể.

    Tuy nhiên, để được cấy ghép Implant, thì bệnh nhân cần phải đáp ứng một số yêu cầu của các bác sĩ.

    - Đầu tiên, cần khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp phim X-quang/ CT Conebeam, đánh giá mật độ xương và tình trạng tại vị trí cần cấy ghép răng.
    - Cần xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá để đánh giá chính xác tình trạng bệnh tiểu đường ở thời điểm cấy ghép.
    Với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường và tình trạng bệnh đã được kiểm soát tốt, ổn định thì khả năng được cho phép cấy ghép răng là trên 90%.

    Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết được cho là an toàn đối với đa số người bệnh tiểu đường là:

    - Đường huyết lúc đói: 90-130mg/dl (5.0mmol/l – 7.2mmol/l)
    - Đường huyết sau ăn 2 giờ: dưới 180mg/dl (10mmol/l)
    - Đường huyết trước khi ngủ: 110mg/dl (6.0mmol/l – 8.3mmol/l)
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!