Diễn đàn làm Đẹp Hiện nay mọi người còn mơ hồ về cụm từ vật lý trị liệu phục hồi chức năng, mong rằng những chia sẻ cửa chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn hiểu thêm về cụm từ này. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là cụm từ khá phổ biến được biết đến là một chuyên ngành lâm sàng trong y học. Hỗ trợ điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng không chỉ là phương pháp điều trị bảo tồn an toàn mà nó còn mang lại hiệu quả cao đang được ứng dụng lâm sàng tại rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đều có mục tiêu chung là sự ứng dụng kỹ thuật bằng các tác nhân vật lý, sinh lý, tâm lý,… để tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể bệnh nhân bằng kích thích điều chỉnh, rèn luyện, tái rèn luyện, tái thích nghi,… nhằm nâng cao sức khỏe, góp phần điều trị toàn diện, phục hồi về y học, dự phòng di chứng và hạn chế tàn tật. Những người thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường là các bác sỹ, lương y, các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, có tay nghề cao nắm vững kiến thức và quy trình điều trị. Đối tượng điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng có thể kể đến như: - Tập luyện PHCN những bệnh nhân cứng khớp do bất động, phẫu thuật, những trường hợp gãy xương. - Phục hồi chức năng cho các bệnh nhân di chứng sau tai biến mạch máu não. - Liệt hạ chi do tổn thương tủy sống. - PHCN bàn tay, hô hấp, bỏng. - Các trường hợp đau và viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa - Vật lý trị liệu phục hồi chức năng Đau lưng do thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống - Vật lý trị liệu đau đầu, mất ngủ Những kỹ thuật Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thường được sử dụng là: Tác nhân vật lý: – Quang trị liệu: dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia Laser. – Nhiệt trị liệu: nóng, lạnh. – Điện trị liệu: dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao tần, điện trường cao áp, điện cảm ứng, dòng galvanic, các dòng điện giảm đau (dòng siêu kích thích điện – xoa bớp, dòng diadynamic, dòng giao thoa), kích thích điện thần kinh cơ,… – Siêu âm trị liệu: dùng sóng nén. – Thuỷ trị liệu với các kỹ thuật như: ngâm, tắm, vòi tia, uống, khí dung,… – Từ trị liệu: điện từ trường, nam châm vĩnh cửu,… – Oxy cao áp trị liệu. Cơ động học trị liệu: xoa bớp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng tay, máy kéo dãn cột sống, máy rung cơ học,… Vận động trị liệu: – Tập động tác: thụ động, chủ động, có giúp sức, có lực cản, tưởng động,… – Tập theo bài tập: có kết hợp động tác, liên hoàn,… – Tập với dụng cụ: gậy, bòng, xe đạp, máy cơ học,…. – Tập trong nước: kết hợp vận động và thuỷ trị liệu. – Tác dụng nhiệt: + Nhiệt ngoại: truyền nhiệt trực tiếp (ủ ấm, chườm nóng, đắp paraphin, túi gel nhiệt,..), truyền nhiệt bằng bức xạ, truyền nhiệt đối lưu (ngâm, tắm nóng,…). Xem thêm: bài tập vật lý trị liệu khớp gối cũng đang áp dụng phương pháp tác dụng nhiệt để điều trị. + Nhiệt nội: năng lượng điện từ, năng lượng siêu âm sau khi được cơ thể hấp thụ thì một phần sẽ bị biến thành nhiệt năng làm tăng nhiệt độ tổ chức ở sâu bên trong cơ thể. + Nhiệt độ tổ chức tăng: cơ thể phản ứng bằng giãn mạch, tăng lưu thông máu, tăng dinh dưỡng tổ chức, tăng chuyển hoá. Do đó mà nó tạo ra tác dụng điều trị như giảm đau, tăng thực bào, chống viêm,… - Tác dụng điện từ: dịch chuyển ion, thay đổi điện thế màng, kích thích sợi thần kinh, chi phối dẫn truyền thần kinh qua sinap, hiện tượng điện di,…Qua đó, tác dụng điện từ có thể đem lại hiệu quả giảm đau. - Tác dụng hoá học: bằng tác động trực tiếp, bằng kích thích sinap hóa học, điện phân của dòng điện một chiều, sự thay đổi áp lực vi thể của siêu âm. Tùy vào từng thể bệnh và cơ địa của mỗi người mà sẽ được áp dụng các kỹ thuật vật lý trị liệu, phục hồi chức năng khác nhau. Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của người bệnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là vấn đề mà người bệnh nên lưu ý trong quá trình điều trị bệnh. Nguồn sưu tầm: