laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Không dùng kem chống nắng,tốt nhất bạn khỏi dưỡng da,trị nám

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi truongvinh1232003, 29/6/18.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 462

  1. Offline

    truongvinh1232003 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Nghe phũ thật đúng không? :). Nhưng đây là điều mình khẳng định, nếu như các bạn còn đang còn chưa thực sự coi trọng việc sử dụng kem chống nắng. Vì rằng nếu không dưỡng da, vẫn có rất nhiều bạn có làn da đẹp. Nhưng nếu không chống nắng, thì không có gì ngạc nhiên nếu bỗng một ngày bạn bị breakout, bùng phát nám, tàn nhang đầy mặt. Tia UV chính là một trong những nguyên nhân chính và hàng đầu gây nên mọi vấn đề của da. Những bạn có làn da trắng sáng hay khỏe mạnh (nhìn bên ngoài rất căng bóng) thử đi soi da sẽ thấy chân nám, chân tàn nhang và những ổ mụn ẩn sâu trong da đợi *thiên thời địa lợi nhân hòa* để ngoi lên bề mặt da đấy! Nhưng thường thì chúng mình có rất nhiều lý do cho việc *lười biếng* này: thường xuyên ở trong nhà, ít tiếp xúc với tia UV; sợ da đổ dầu, bí gây mụn; sợ da nhạy cảm kích ứng do kem chống nắng chứa quá nhiều thành phần hóa học; gây vệt trắng trên da nhìn rất ghê và phiền (chưa tính chuyện trang điểm còn mất thời gian hơn); không cần thiết bla bla…bởi vậy mà không chịu (hoặc không thường xuyên) sử dụng kem chống nắng.

    Nhưng, nếu bạn không sử dụng kem chống nắng hàng ngày, nói tóm gọn cả đống tiền bạn đổ cho các sản phẩm chăm sóc, phục hồi da sẽ đều không mang lại kết quả hoặc hiệu quả sẽ rất thấp và mất thời gian . Chưa nói đến những vấn đề khác mà tia cực tím gây ra cho sức khỏe của bạn . Vậy nên, điều quan trọng nhất trong skincare cơ bản mình luôn nhấn mạnh: làm sạch – dưỡng ẩm – chống nắng. Bởi, kem chống nắng làm được cho da bạn những điều bất ngờ không những hiện tại, mà còn là chuyện của làn da 10-20 năm sau đó.

    Giờ thì mình sẽ đi sâu hơn về chống nắng nhé!
    [​IMG]
    1. Về tia cực tím và tác động của nó tới da

    Trong ánh sáng có chứa tia cực tím, chiếm tới 80% nguyên nhân lão hóa da. Những tia cực tím này làm phát sinh những oxy hoạt tính (free radical) làm tế bào bị oxy hóa. Các oxy hoạt tính này làm tăng nguy cơ lão hóa (xuất hiện các vết thâm, nám, tàn nhang) và thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, tiểu đường do tuyến hoocmon insulin bị oxy hóa (những người già thường gặp vấn đề này một phần là từ những ngày mưa dầm thấm lâu không chống nắng tốt, ngoài ra thì còn do sự lão hóa tự nhiên, chế độ ăn uống và sinh hoạt nữa).

    Tia cực tím chứa 3 loại: UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên UVC là tia cực tím yếu nhất, bị giữ lại hầu hết ở tầng ozon nên chúng mình có thể bỏ qua không cần quan tâm.

    a. Tia UVA (400-320nm) chiếm 95% lượng tia cực tím. Đây còn gọi là tia có bước sóng dài, thâm nhập sâu vào trong da tới tận lớp bì. Khi tia này xuyên qua lớp biểu bì da, nó sẽ làm hư hại lớp đáy của biểu bì, tăng sản sinh sắc tố melanin (gây thâm, nám, sạm, tàn nhang), đồng thời phá hủy các tế bào langerhands gây suy giảm miễn dịch của da. Điều này các bạn có thể thấy ngay bằng một phép thử. Khi bạn ra ngoài nắng mà không sử dụng kem chống nắng, bạn sẽ thấy các vết thâm, tàn nhang hoặc nám trên da đậm màu hơn hẳn khi bạn ở trong nơi ít ánh sáng do UVA làm da tự sản sinh melanin nhiều hơn (cơ chế tự bảo vệ của da). Và vì bước sóng rất dài và cường độ mạnh, nên tia UVA tiếp tục xuyên sâu đến lớp biểu bì, xâm nhập vào lớp bì làm biến tính các collagen và elastin, gây nên nếp nhăn. Cũng bởi bước sóng dài nên UVA có thể xuyên qua mọi chất liệu (kể cả là bê tông), bởi vậy dù bạn ở trong nhà thì vẫn có UVA tác động vào da. Vì thế, đừng nói với mình bạn không sử dụng kem chống nắng do bạn ở trong nhà cả ngày nhé.

    b. Tia UVB (320 – 280 nm) còn gọi là tia có bước sóng trung bình, có tính gây tổn thương da, gây hiện tượng đỏ rát, bỏng da và cháy nắng. Nếu thời gian tiếp xúc với tia này nhiều thì sẽ khiến da bị sưng phù, lâu hơn có thể làm cơ thể bị đau nhức và sốt (một phần lý do phơi nắng nhiều dễ bị sốt). Tia này xuyên qua lớp biểu bì, khoảng 10% đến được lớp bì. Tác động của tia UVB đến da mạnh so với UVA, là nguyên nhân gây tổn thương da, ung thư da và tổn thương mắt. Tuy nhiên, tia này chỉ tác động lên da khi bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

    [​IMG]
    2. Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

    Đối với việc thoa kem chống nắng, bạn nhất định đừng-bao-giờ-tiếc. Mình cho rằng, kem chống nắng là khoản bạn nên đầu tư nhất trong chuỗi skincare hàng ngày. Nếu bạn không chống nắng tốt thì những sản phẩm serum, kem dưỡng, mặt nạ, tẩy da chết, toner lên đến vài triệu đồng cũng không thể phát huy được hiệu quả tối đa và mất nhiều thời gian . Chưa tính một số bạn chăm sóc da nâng cao bằng các sản phẩm chứa retinoids, AHA, BHA, benzoyl peroxide...thì da càng nhạy cảm với nhiệt và ánh sáng.

    Bạn nên cho kem chống nắng vào lòng bàn tay, tản đều kem và vỗ lên mặt, vừa vỗ vừa áp cho kem thẩm thấu đều. Hoặc bạn có thể chấm lên 5 điểm trên mặt rồi thoa khắp mặt, nhưng chỉ để tán kem ra chứ không phải…thoa mãi. Sau đó vỗ nhẹ. Việc thoa tròn kem chống nắng sẽ làm giảm tác dụng một phần và kem cũng không thẩm thấu được vào da (đặc biệt là kem chống nắng hóa học). Cách bôi này giúp kem thẩm thấu nhanh, khô thoáng và đều hơn. Nếu da bạn không hấp thụ hết được một lượng kem chống nắng như vậy thì bạn có thể chia ra thành 2-3 lượt thoa, vỗ đều giữa các lần. Sau 10-15 phút, bạn có thể dùng giấy thấm dầu thấm toàn bộ mặt để giúp da khô thoáng hơn. Nhưng tuyệt đối là không dùng giấy thấm dầu để lau nhé, chỉ là thấm nhẹ thôi.

    Thường thì một tuýp kem chống nắng 50ml nếu sử dụng hàng ngày, mỗi ngày 1-2 lần thì trong khoảng 3 tháng bạn sẽ dùng hết. Không nên lâu hơn. Mà lâu hơn tức là bạn dùng không đủ liều lượng rồi :D.

    3. Ghi chú về các chỉ số trên kem chống nắng:

    a. SPF( Sun Protector Factor) - là chỉ số bảo vệ da trước tia UVB

    Có rất nhiều tranh cãi về việc 1SPF thì chống được tia UVB trong thời gian kéo dài 5p, 10p, hay 15p. Điều này còn phụ thuộc vào màu da của bạn nữa, da càng trắng thì khả năng chống nắng của kem càng thấp, tức là với người da trắng, 1 spf = 5p, còn người da vàng châu Á như bọn mình thì 1spf = 10, người da đen 1spf=15. Như vậy, kem chống nắng có chỉ số spf 30 = 300 phút, spf50 = 500 phút. Đấy là trên lý thuyết, khi mọi yếu tố là hoàn hảo. Còn thực tế thì kem chống nắng không bền vững lâu như nó được tính toán. Vì những yếu tố như mồ hôi, tiếp xúc với nước, sự đổ dầu trên da, lượng kem chống nắng không đủ….khiến cho khoảng thời gian chống nắng không bao giờ được 300-500 phút cho 1 lần thoa cả :v. Bởi vậy mới có chuyện, chúng mình nên thoa kem chống nắng lại sau 2-3 tiếng nếu hoạt động trực tiếp dưới nắng lâu.

    SPF 30 chống được khoảng 97% tia UVB, SPF 50 chống được khoảng 98% UVB, vì vậy, việc chọn kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao (trên 50) là không cần thiết, vì nó cũng không thực sự giúp bạn chống nắng tốt hơn, mà có khi còn làm tăng rủi ro kích ứng da, bí da và bám quá lâu trên da không tốt cho sức khỏe. Với khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam, kem chống nắng có chỉ số spf 30-50 là hoàn hảo ^^!

    b. PA( Protection Grade) - chỉ khả năng bảo vệ da trước tia UVA

    Có 3 cấp độ thường gặp ( bây giờ là 4 rồi nhé):

    PA+: Chống tia UVA 40-50%

    PA++: Chống tia UVA 60-70%

    PA+++: Chống tia UVA 90%

    PA++++: Chống UVA 95-98%

    Ở một số sản phẩm, bạn không nhìn thấy chỉ số PA này ghi trên bao bì. Đơn giản vì PA chỉ dùng cho các kem chống nắng châu Á (Hàn, Nhật). Còn ở các nước châu Âu thì dùng chỉ số PPD. Ở Mỹ thì hơi mơ hồ mình không rõ lắm.

    Tóm lại về PA hay PPD, chỉ số càng cao thì khả năng bảo vệ da của bạn trước tia UVA càng lớn.

    PA+ tương đương PPD 2 - 4

    PA++ tương đương PPD 4 - 8

    PA+++ tương đương PPD 8 - 16

    PA++++ (4 cộng) tương đương PPD 16+
     
Chủ đề tương tự: Không dùng
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Dùng lá hẹ chữa xuất tinh sớm có hiệu quả không? 11/9/24
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Dùng quần độn mông có ảnh hưởng gì không? 22/8/24
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Bạn đã biết cách dứt điểm gan nhiễm mỡ không cần dùng thuốc 26/9/22
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Có nên sử dụng nước hoa vùng kín hay không? 15/9/22
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp TRUYỀN NƯỚC CÓ TÁC DỤNG GÌ ? TRUYỀN NƯỚC CÓ TỐT KHÔNG? 29/7/22

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!