Diễn đàn làm Đẹp Bạn đang băn khoăn không biết có nên sử dụng lá thuốc đắp gãy xương không? Chọn đắp lá thuốc, đắp thuốc nam hay xoa mật gấu,…vẫn luôn được nhiều người sử dụng để điều trị gãy xương? Vậy sự thật đắp lá thuốc điều trị gãy xương có thật sự hiệu quả không? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé. Lá thuốc đắp gãy xương có thật sự hiệu quả? Cách đây ít ngày, Khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú Bệnh viện (BV) Việt Đức tiếp nhận bà Nguyễn Thị X., 50 tuổi, quê tỉnh Hòa Bình, trong tình trạng gãy xương cánh tay di lệch nhiều và gãy xương đòn. Khi bà đến viện, bác sĩ đã chỉ định mổ dùng nẹp vít cố định xương cánh tay, đóng đinh nội tủy xương đòn. Tuy nhiên thay vì chấp nhận mổ, bà X. đã tìm đến một ông lang để sử dụng lá thuốc đắp gãy xương. Lá thuốc đắp gãy xương có thật sự hiệu quả không? Sau hơn 2 tuần được đắp bằng một loại thuốc bột, cuốn lá rồi nẹp lại, bà X. thấy vai vẫn rất đau và khó điều khiển cánh tay. Phàn nàn với thầy lang nhưng ông vẫn một mực bảo bà phải theo liệu trình 2 tuần nữa, đồng thời kê thêm thuốc để bà về nhà tự thay băng. Thời gian này, bà X. thấy vết thương càng sưng to, chảy dịch vàng, vết thương có biểu hiện bị hoại tử, da cẳng tay khuyết hổng lộ xương, có mùi hôi thối… Lúc này, gia đình mới đưa bà X. vào BV. >>> Xem thêm: Các loại cây lá thuốc chữa bong gân tại nhà cực kỳ Bác sĩ Võ Quốc Hưng – Trưởng Khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú BV Việt Đức – cho biết trong quá trình mổ cho bệnh nhân X. đã phát hiện tình trạng viêm xương do da ở chỗ gãy hoại tử. Việc điều trị cho bệnh nhân rất phức tạp, tốn kém và dài ngày, nếu để muộn thêm thì nguy cơ tàn phế do đoạn chi là rất cao. Gãy xương nên làm gì tốt? Bác sĩ Nguyễn Trọng Tài – Phòng Chỉ đạo tuyến BV Việt Đức – cho biết không nên sử dụng lá thuốc đắp gãy xương, gãy xương bắt buộc phải chụp X-quang nhằm đánh giá được mức độ gãy trật và di lệch để có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy theo mức độ bệnh lý, có thể bó bột hoặc mổ kết hợp xương bằng đinh nội tủy, kim Kirschner, nẹp vít… Thông thường, một số trường hợp gãy xương như: gãy đầu dưới xương quay, gãy xương cành tươi ở trẻ em, gãy mâm chày không lệch… nếu được kéo nắn đúng vị trí và cố định thật tốt thì sau 4-6 tuần, xương sẽ tự liền mà không cần can thiệp gì thêm. Nhiều thầy lang dùng lá thuốc để chữa gãy xương Trong khi đó, nhiều thầy lang không có hoặc có rất ít kiến thức khoa học về giải phẫu cơ thể người nên không thể bảo đảm là xương của người bệnh đã trở về đúng vị trí hay chưa. Họ chỉ sờ nắn bên ngoài rồi chẩn đoán theo cảm giác chủ quan để đắp thuốc, bó lá cho người bệnh. “Với cách này, họ có thể thành công với những trường hợp gãy xương kín, rạn xương không quá nghiêm trọng. Các loại lá mà họ dùng đắp cho bệnh nhân có tác dụng giảm sưng, đau nên người bệnh cảm thấy bớt khó chịu hơn là bó bột. >>> Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời từ lá thuốc cứu mà bạn chưa biết Vì thế, nhiều người nghĩ rằng sử dụng lá thuốc đắp gãy xương hiệu quả hơn. Rất nhiều bệnh nhân coi thường những biểu hiện bong gân ở cổ chân, khớp gối sau chấn thương nên thường đi đắp lá để khắc phục nhưng trên thực tế, với những tai nạn gây trật khớp thì việc bó lá hoàn toàn không có tác dụng. Nguồn: latamdangian.com/la-thuoc-dap-gay-xuong-co-that-su-hieu-qua-khong-773.html