Diễn đàn làm Đẹp Bạn đã đặt mua một món hàng, vài ngày sau bạn đã có thể nhận và thỏa mãn với việc sở hữu món hàng đó. Nghe qua thì đơn giản, nhưng đằng sau mỗi giao dịch thành công là chuỗi những hoạt động cùng sự phối hợp để đảm bảo sản phẩm từ điểm sản xuất đến tay bạn một cách nhanh nhất. Những hoạt động đó được gọi là Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ thành công. Vậy, Logistics là gì? Cơ hội và thách thức trong ngành logistics ra sao? 1. Logistics là gì? Logistics là một hoạt động mang tính chất dây chuyền, nó là một mạng lưới kết nối của nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Lý giải một cách dễ hiểu Logistics đảm bảo vòng đời của một sản phẩm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. 2. Cơ hội và thách thức trong ngành logistics Cơ hội Triển vọng đầu tư nước ngoài đến từ các công ty đa quốc gia như Unilever, Nestle, Samsung,…đã tạo điều kiện cho ngành Logistics ở Việt Nam cạnh tranh và phát triển hơn. Nhà nước ta đã triển khai quy hoạch và đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt xuyên Á, đường bộ cao tốc,… tạo thuận lợi hội nhập trong khu vực và trên thế giới. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi là những điều kiện tiên quyết để phát triển ngành Logistics. Hệ thống công nghệ thông tin đang trên đà phát triển và chính là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển hoạt động Logistics tại thị trường Việt Nam, hướng đến mục tiêu thị trường quốc tế. Thách thức Trên 70% doanh nghiệp dịch vụ Logistics hiện nay tại Việt Nam có quy mô vốn vừa và nhỏ, khoảng 7% doanh nghiệp có vốn trên 1.000 tỷ đồng, nhóm sở hữu vốn lớn chủ yếu là những doanh nghiệp đa quốc gia. Khan hiếm vốn và chậm phát triển công nghệ là các yếu tố làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Lao động lành nghề cho lĩnh vực này đang bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực phần nhiều chưa được đào tạo bài bản và chưa đáp ứng được chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. Hạn chế về mặt công nghệ thông tin là một điểm yếu làm cho các doanh nghiệp trong nước khó có thể vươn ra thị trường quốc tế. Ngành Logistic đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành Logistics, chỉ có 5-7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Đây là một con số thấp và là một cơ hội rất lớn cho những ai đang có ý định theo học ngành này. Để thành công với nghề Logistics đòi hỏi phải luôn năng động, đáp ứng được ngoại ngữ: hầu hết các công ty làm trong lĩnh vực Logistics đều có xu hướng muốn hợp tác với các đơn vị nước ngoài, vì thế việc giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là việc chắc chắn sẽ gặp phải. 3. Học Logistics đăng ký khối thi nào? Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng với 4 tổ hợp môn gồm: A00: Toán, Lý, Hoá A01: Toán, Lý, Tiếng Anh D01: Toán, Văn, Tiếng Anh D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh 4. Học logistics ở đâu? Hiện nay, có một số trường đang dạy ngành Logistics cụ thể như: Đại học Ngoại thương Hà Nội. Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TpHCM. Đại học Quốc tế RMIT. Cao đẳng Kinh tế đối ngoại. Đại học Kinh tế TpHCM. Đại học Giao thông vận tải TpHCM. Đại học Kinh tế – Luật. Đại học Tôn Đức Thắng. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội ------------------------------------ HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam