Diễn đàn làm Đẹp Máy ép trái cây tốc độ chậm đang là sự lựa chọn thông minh của các chị em hiện nay. Sở hữu máy ép trái cây là cách để giúp bạn có được những ly nước trái cây thơm ngon và bổ dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên nếu đã lựa chọn được một chiếc máy ép phù hợp nhưng không biết cách sử dụng hợp lý sẽ khiến bạn không thu được nước ép chất lượng như mong muốn mà còn làm giảm độ bền của sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một số nguyên liệu thích hợp cho máy ép trái cây để cho ra những ly nước ép thơm ngon, giàu dinh dưỡng. 1. Lợi ích của việc lựa chọn nguyên liệu phù hợp cho máy ép chậm. Khác với máy ép nhanh chỉ có thể ép được một số loại thực phẩm có chứa nhiều nước như dưa hấu, cà rốt, táo… thì máy ép chậm vượt trội hơn khi bạn có thể sử dụng để ép được rất nhiều loại trái cây, rau củ khác nhau mà máy ép nhanh không thể làm được. Tuy nhiên không phải bất cứ cái gì cũng ép nhuyễn, bạn phải chú ý để lựa chọn các nguyên liệu thực sự phù hợp dành cho máy ép chậm để tối ưu các lợi ích sau: - Tăng hiệu quả hoạt động của máy: Lựa chọn các nguyên liệu phù hợp giúp máy dễ dàng vận hành và hoạt động hiệu quả hơn, tăng khả năng nghiền ép thực phẩm được nhuyễn hơn, thu được nhiều nước ép hơn. - Giảm tình trạng nghẽn, kẹt nguyên liệu: Nếu lựa chọn các nguyên liệu không phù hợp sẽ khiến máy không vận hành trơn tru được, dễ bị nghẽn do nguyên liệu quá nhiều xơ cứng, không thể ép và nghiền được. Đây chính là nguyên nhân khiến máy bị nghẽn, kẹt nguyên liệu bên trong. Thậm chí, máy có thể tự động ngắt hoạt động hoặc hư hỏng. - Tăng độ thơm ngon cho nước ép: Khi bạn lựa chọn đúng loại nguyên liệu để ép sẽ giúp máy hoạt động dễ dàng hơn, từ đó việc ép được hiểu quả hơn, giúp nước ép thu được sẽ ngon hơn và dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, nếu không biết cách sơ chế nguyên liệu cũng khiến nước ép bị đắng, mất mùi vị và không ngon. - Tăng tuổi thọ, độ bền cho máy: Chính việc lựa chọn nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu thích hợp đã giúp máy vận hành đúng công suất, không bị quá tải, do đó tuổi thọ của máy sẽ cao hơn. 2. Các loại nguyên liệu nên được sử dụng cho máy ép chậm. Như đã nêu ở trên, việc lựa chọn nguyên liệu thích hợp sẽ giúp máy ép chậm được hoạt động dễ dàng hơn, bền hơn, tránh được các tình trạng nghẽn, kẹt nguyên liệu. Cùng điểm qua các loại nguyên liệu bạn có thể sử dụng nhé. Đối với trái cây, bạn nên lựa chọn các loại nguyên liệu có chứa nhiều nước như dưa hấu, dứa, táo, lê, dưa lưới, nho, kiwi, các loại quả có múi như cam, bưởi, quýt… Vì đây là các loại nguyên liệu có chứa rất nhiều nước bên trong, nên khi ép sẽ nhanh chóng, dễ dàng và thu được lượng nước ép nhiều hơn. Các loại nguyên liệu này đều rất dễ ép lấy nước, tuy nhiên máy ép chậm sẽ thu được lượng nước nhiều hơn gấp 2 lần so với các loại máy ép nhanh khác. Đối với rau củ, bạn nên chọn các loại củ có nhiều nước và ít xơ cứng như cà rốt, củ dền, củ cải đỏ, bí đao, bí đỏ, dưa chuột,… Đặc biệt, máy ép chậm còn có thể ép tốt các loại rau như rau má, cần tây, cải bó xôi, cải xoắn, cải cầu vồng… đây là điểm vuột trội của máy ép chậm so với máy ép nhanh. Máy ép chậm có thể ép tốt các loại hạt như bắp, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… với yêu cầu là các loại hạt này đã được ngâm mềm và ép chung với một chút nước lọc để dễ dàng ép và lọc được nhiều nước ép hơn. 3. Các loại nguyên liệu không nên cho vào máy ép chậm. Mặc dù máy ép chậm có thể ép tốt hầu hết các loại nguyên liệu thực phẩm, tuy nhiên để tăng hiệu quả sử dụng cũng như độ bền của sản phẩm, bạn không nên sử dụng các nguyên liệu sau đây để ép: - Tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu có nhiều xơ và cứng như mía. - Các nguyên liệu có ít nước hay có độ dẻo, mềm như bơ, chuối, mãng cầu, sầu riêng, kiwi chín, xoài chín... vì phần thịt quả bị nghiền nát khó cuộn xuống phía dưới của trục xoay mà bị ứ đầy lên phía trên của trục, không cho được lượng nước ép như ý và có thể bị kẹt lại trong máy ép. - Các loại hột to và cứng như xoài, cóc, ổi… nên được bỏ hạt trước khi ép. - Không nên ép các loại rau quá mềm và nhớt như mồng tơi, 4. Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm: Để sử dụng máy ép chậm được hiệu quả hơn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: - Đối với các loại nguyên liệu cứng như cà rốt, củ dền… bạn cần nên cắt nhỏ nguyên liệu sao cho vừa ống cấp để cho máy hoạt động hiệu quả hơn. - Các loại hạt như đậu nành, đậu xanh… cần được ngâm mềm trước khi ép. - Cần phải loại bỏ các loại hạt cứng trước khi ép như ổi, cóc, xoài… nếu ổi có ít hạt thì có thể cho vào ép được nhưng nên được cắt nhỏ. - Với các quả có múi như cam, quýt, chanh, bưởi… cần được loại sạch phần vỏ và hạt bên trong để nước ép không bị đắng. - Các loại rau có nhiều xơ như rau má, cần tây cần được cắt nhỏ trước khi ép để tránh tình trạng nghẽn, kẹt xơ cứng bên trong. Khi ép rau, bạn nên cho thêm một chút nước lọc để giúp lọc hết phần chất dinh dưỡng có bên trong rau. - Máy ép chậm chỉ nuốt và nghiền từng miếng nguyên liệu một, do đó, không nên ấn, thúc và cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng lúc, sẽ dễ khiến máy bị tắc, nước ép bị lẫn nhiều bã hơn. Trên đây là một số chia sẻ về việc lựa chọn nguyên liệu để ép cũng như các lưu ý cần biết khi sử dụng máy ép chậm. Việc lựa chọn và sử dụng nguyên liệu đúng cách, đúng hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giúp bạn tạo ra những ly nước ép thơm ngon đúng vị. Đồng thời, đảm bảo tính an toàn và bền bỉ của chiếc máy ép trái cây đang sử dụng.