laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Minh Đức giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi kimcuongden1712, 2/12/15.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 568

  1. Offline

    kimcuongden1712 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  (mdpharma.vn) - Mẹ bé: con tôi có hệ miễn dịch kém. Cháu bị sinh non, và tôi nghĩ rằng đây có thể là nguyên nhân. Cháu thường xuyên bị ốm, lần cảm lạnh gần đây nhất kéo dài trong khoảng 2 tuần. tôi có thể làm gì để giúp cháu có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ?


    Bác sĩ tư vấn: sự nghi ngờ của mẹ bé là đúng. Thông thường những trẻ sinh non có xu hướng có hệ miễn dịch chưa trưởng thành, cho nên trẻ thường bị nhiễm trùng. Một số chuyên gai thường diễn tả việc chăm sóc các bé bằng là “hơn”: cần được quan tâm giữ gìn hơn, thức ăn cho sự phát triển cần nhiều hơn, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng nhiều hơn. Hãy thủ các cách sau đây để giúp con bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể:


    Ăn nhiều rau và hoa quả

    Rau xanh và hoa quả có hàm lượng vỉtamin C và các chất chống oxi hóa cao, cả hai đeuù là chất dinh dưỡng tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chất chống oxi hóa giúp lưu thông dòng máu trong cơ thể bảo vệ các mô không bị thương tổn. các loại hoa quả tăng cường sức đề kháng cho trẻ cho cơ thể gồm dâu tây, đu đủ, dưa đỏ, ổi, việt quất. Các loại rau như: cà chua, khoai tây, bông cải xanh, các sản phẩm từ sữa đậu nành.


    Cung cấp acid béo không no

    Omega 3, thường được tìm thấy trong các loại cá nước lạnh như cá hồi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Chúng giúp tăng cường hoạt động của các đại thực bào, bạch cầu ăn vi khuẩn. Nếu có thể hay cho bé ăn khoảng ít nhất 100g cá hồi 3 lần một tuần. Nếu không bạn có thể cho bé dùng viên nang dầu cá chất lượng cao, bằng cách mở viên nang hòa vào cháo hoặc nước hoa quả cho bé ăn (uống).


    Cho bé ăn ít đường và đồ ngọt

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống khoảng 850g soda (2,5 lon) thì có thể làm giảm khả năng của các tế bào bạch cầu 40%.


    Tránh béo phì

    Béo phì có thể làm giảm khả năng của hệ thống miễn dịch bằng cách can thiệp đến khả năng của các tế bào bạch cầu tạo kháng thể. Các nghiên cứu chỉ ra một đứa trẻ bị béo phì sẽ tăng gấp 2 nguy cơ bị nhiễm trùng so với các đứa trẻ gầy.


    Cho trẻ vận động

    Các bài tập thể dục sẽ giúp tăng cường khả năng và tăng cường số lượng các tế bào của các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng.


    Giảm tiếp xúc với vi trùng

    Rửa tay sạch sẽ sau các hoạt động vui chơi, đi vệ sinh, trước khi ăn uống… tránh tiếp xúc với những người ho, hắt hơi, sổ mũi,…đặc biệt là các trẻ em khác.


    Bảo vệ đường hô hấp – phổi

    Đối với trẻ em cơ quan yếu nhất là phổi. do đó nên tránh những người hút thuốc lá. Hút thuốc gây tổn thương niêm mạc bảo vệ đường hô hấp chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh, làm cho dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Mặt khác con bạn cũng nên chủng ngừa đầy đủ các loại vacxin cần thiết được khuyến cáo. Trẻ em rất dễ bị nhiễm một loại virus hợp bào đường hô hấp (RSV). Hiện nay đã có thuốc chủng ngừa, mỗi tháng 1 lần trong mùa RSV, thường từ tháng 10 đến tháng 3.



    Ngoài ra đối với trẻ dưới 2 tuổi có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh bằng các cách đơn giản sau:

    1. Cho trẻ bú sữa mẹ

    Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Nguồn sữa mẹ giúp trẻ tránh được nhiều bệnh như nhiễm trùng, dị ứng,… Sữa non, sữa màu vàng tiết ra trong những ngày đầu sau khi sinh là đặc biệt giàu các kháng thể có khả năng ngăn ngừa bệnh. Nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 4-6 tháng sau sinh để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, nếu được thì cho trẻ bú đến 18 tháng sau sinh.

    [​IMG]

    2. Sữa chua

    Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày là một cách hữu hiệu để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe nhờ làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% những đứa trẻ không được ăn sữa chua.

    Không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, những vi khuẩn “tích cực” trong sữa chua còn có khả năng giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, đầy hơi, táo bón. Nguồn canxi trong sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế hiện tượng ợ chua. Sữa chua kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacte Pylory - thủ phạm gây viêm loét dạ dày.

    Do đó nên cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối, vì lúc đó là thời điểm cơ thể hấp thụ sữa chua tốt nhất. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau: 6-10 tháng: 50g/ngày; 1-2 tuổi: 80g/ngày; trên 2 tuổi: 100g/ngày.


    [​IMG]


    3. Tránh hít khói thuốc lá gián tiếp

    Cơ quan yếu nhất của các bé thường là phổi. Do đó cần thận trọng cho trẻ tránh xa khói thuốc lá. Hệ thống lọc các chất độc tự nhiên trong cơ thể của trẻ em vẫn chưa hoàn thành. Hít khói thuốc lá làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh, viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn. Khói thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hệ thống thần kinh của trẻ em. Để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá.


    4. Ăn thịt – rau xanh – hoa quả

    Rau xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch vì chúng có hàm lượng vitamin C cao. Ngoài ra còn chứa các vitamin khác như vitamin A,E. vitamin C giúp trẻ chống lại cảm cúm, cảm lạnh. Các loại có thể kể đến như rau lá xanh đậm(rau ngót, rau cải), bầu bí, ca rốt, cà chua, các loại quả như cam, chuối, đu đủ,…

    Thịt lợn nạc giúp cung cấp các protein, tạo các kháng thể, bạch cầu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.


    5. Ngủ đủ giấc

    Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng việc thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật do sự suy giảm khả năng của hệ miễn dịch để bảo vệ mình trước sự tấn công của vi khuẩn và các tế bào ung thư. Theo bác sĩ Kathi Kemper, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và giáo dục trẻ em tại Bệnh viện nhi Boston, Mỹ, vấn đề này cũng xảy ra trong cơ thể của trẻ em.



    Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ mất ngủ vì tất cả các hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Trẻ em cần phải ngủ bao lâu trong một ngày? Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần khoảng 12 đến 13 giờ. Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi cần khoảng 10 giờ. Nếu trẻ em không ngủ vào ban ngày hoặc một giấc ngủ ngắn, mẹ nên có chúng đi ngủ sớm vào buổi tối.

    Hi vọng những điều trên có thể giúp bạn chăm sóc con mình tốt hơn. Chúc bạn cùng con mình luôn khỏe mạnh!

    Nguồn Minh Đức Pharma
     
Chủ đề tương tự: Minh Đức
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Nắn chỉnh cột sống uy tín tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 24/7/23
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Hành trình loại bỏ mụn bẩn của mình 19/11/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Vai trò của omega 3 cho bà bầu giúp con thông minh 28/10/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Bốc Xếp Tốc Hành Và Cho Thuê Lao Động Thời Vụ KCN Lê Minh Xuân 27/9/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Nghe mẹ Do Thái chỉ cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 15/9/21

: vitamin C

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!