Diễn đàn làm Đẹp Trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường thế giới nói riêng, việc sản xuất các thiết bị điện dân dụng, tủ lạnh, máy giặt với những công nghệ tiên tiến hiện đại đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng mua tủ lạnh về và một thời gian hoạt động thấy tủ lạnh kêu thất thường hoặc chảy nước hay tủ lạnh bị đóng tuyết. Khi gặp những trường hợp trên thì có rất nhiều nguyên nhân mà chúng ta có thể chưa biết. Vậy, nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết là gì, cách khắc phục bằng các bước đơn giản như thế nào hãy cùng Điện lạnh Quang Dũng giải đáp thắc mắc đó nhé! Nguyên nhân tủ lạnh bị đóng tuyết và cách khắc phục Đóng tuyết tủ lạnh là gì? Tủ lạnh bao gồm ngăn đá và ngăn mát. Hiện tượng đóng tuyết diễn ra trên ngăn đá, đó là một hiện tượng có những mảng tuyết trắng bám ở bên trên cùng của thành tủ lạnh. Nó có thể lan ra khắp ngăn trên và ngăn bên dưới (ngăn đựng thực phẩm) của tủ lạnh làm ảnh hưởng đến hiệu suất của tủ lạnh. Tủ lạnh bị đóng tuyết quá lâu sẽ xuất hiện lớp tuyết càng nhiều và sẽ xảy ra nhiều bất lợi cho tủ lạnh như làm cho thực phẩm bị đông đá theo, tốn thời gian nhiều hơn và thời gian sử dụng bị giảm sút. Tác hại của tủ lạnh bị đóng tuyết Có rất nhiều tác hại của việc tủ lạnh bị đóng tuyết như: Thực phẩm dự trữ không được đảm bảo về chất lượng: Nếu tủ lạnh bị đóng đá cả hai ngăn sẽ ảnh hưởng đến ngăn chứa thực phẩm. Khi bị đóng đá chúng ta cho thực phẩm vào dự trữ sẽ gây ra hiện tượng thực phẩm bị đông đá, làm giảm thời gian sử dụng của thực phẩm. Ngoài ra, do lớp tuyết dày cũng có thể ảnh hưởng đến không gian đựng thực phẩm trong đó. Nó khiến diện tích sử dụng hẹp lại khiến cho dung tích của tủ lạnh bị giảm. Một tác hại lớn là giảm đáng kể thể tích sử dụng của tủ lạnh khi bị đóng tuyết Công suất hoạt động giảm bớt, tiêu hao điện năng: Tủ lạnh hoạt động bình thường khi nó chỉ cần làm đông đá ngăn trên và làm mát thực phẩm bên dưới. Nhưng khi tủ lạnh bị đóng tuyết thì sẽ tốn nhiều điện năng hơn vì vừa phải tiêu hao cho việc đóng tuyết vừa tiêu hao cho việc làm mát thực phẩm. Thời gian dọn dẹp nhiều lần: Đóng tuyết cản trở các quá trình hoạt động của tủ lạnh. Vì vậy khi đó chúng ta thường xuyên phải làm sạch tủ lạnh, xử lý chỗ đóng tuyết để có không gian cho các loại thực phẩm khác. Vì thế sẽ mất nhiều thời gian khi tủ lạnh không bị đóng tuyết. Hiểu được vì sao tủ lạnh bị đóng tuyết, thì bạn sẽ biết cách sửa tủ lạnh và thuê thợ một cách tiết kiệm nhất. Nguyên nhân gây nên đóng tuyết ở tủ lạnh Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tủ lạnh bị đóng tuyết. Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân là gì chúng ta sẽ dễ dàng khắc phục sự cố đó làm cho tủ lạnh hoạt động bình thường trở lại Rơ-le hoạt động không bình thường hoặc bị hỏng: Rơ-le là một bộ phận rất cần thiết trong tủ lạnh. Nó được đặt ở vị trí trong ngăn thực phẩm hoặc có thể nằm sau lưng tủ lạnh tùy từng nhà thiết kế sản xuất và nó nằm trong hộp điện kế bên. Nhiệm vụ của rơ-le là chuyển mạch ngắt máy nén sang một chế độ gọi là xả đá. Nếu rơ-le hoạt động không bình thường thì quá trình đó không được diễn ra làm cháy cuộn dây mô tơ khiến cho đá bị đóng tuyết. Cầu chì nhiệt bị hỏng hoặc bị đứt mạch Cầu chì nhiệt cũng là một trong những bộ phận quan trọng của tủ lạnh. Vì thế khi tủ lạnh có hiện tượng bị đóng tuyết chúng ta cũng cần để ý tới cầu chì nhiệt này. Nó có chắc năng không cho bộ phận xả đá trong thời gian dài mà ở mức độ theo yêu cầu của tủ lạnh đề ra. Nếu việc xả đá quá lâu gây nên hiện tượng nóng tủ lạnh rất nguy hiểm. Ngoài ra, cầu chỉ nếu phát hiện bị đứt thì bộ phận xả đá hoạt động manh và tình trạng đóng tuyết sẽ diễn ra ngay lập tức. Âm tủ lạnh (Sò lạnh) không được thông mạch Âm tủ lạnh là một rơ-le xả tuyết có tác dụng bảo đảm cho thanh điện trở xả tuyết hoạt động tốt khi xuất hiện thấy tuyết phủ đầy. Nó ngăn chặn thanh điện trở hoạt động bình thường và tốt, ngăn chặn được điện trở đốt nóng khi không cần thiết. Vì vậy, tủ lạnh bị đóng tuyết thì âm tủ lạnh có thể là một nguyên nhân gây ra việc này. Vệ sinh tủ lạnh không thường xuyên Nếu chúng ta mua tủ lạnh về nhưng không dành thời gian về sinh tủ lạnh không định kì thì đó cũng là nguyên nhân gây nên việc tủ lạnh bị đóng tuyết. Điều đó làm cho tủ lạnh bị bẩn, mùi bốc ra hoặc có một số thực phẩm thừa không lấy ra khiến quá trình truyền nhiệt giảm, làm cho rơ-le bị nghẽn hoạt động không bình thường. Vì vậy, chúng ta nên dành thời gian cho việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên giúp cho tuổi thọ tủ lạnh lâu hơn. Điện trở gia nhiệt bị đứt quãng Điện trở gia nhiệt giúp tủ lạnh ổn định điện năng khi có dòng điện quá tải chạy qua. Nếu nó bị đứt thì việc kiểm soát điện năng bị mất làm cho việc kiểm soát khó khăn đẫn đến việc tủ lạnh hoạt động không được ổn định và dễ bị hỏng nhanh. Cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết Khi biết được nguyên nhân là gì chúng ta có thể dễ dàng nhanh chóng thực hiện các bước đơn giản giúp cho tủ lạnh trở về trạng thái hoạt động ban đầu. Nếu tủ lạnh gặp phải một số vấn đề quan trọng như hỏng rơ-le, cầu chì nhiệt,… chúng ta nên gọi điện cho thợ sửa chữa tủ lạnh đến để thay một số bộ phận bị hỏng. Ngoài ra, nếu tủ lạnh bị đóng tuyết do về sinh không thường ta thường làm những bước như sau: Nên vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh khi gặp trường hợp bị đóng tuyết Bước 1: Ngắt nguồn điện tủ lạnh Khi muốn vệ sinh tủ lạnh chúng ta cần ngắt hết nguồn điện tiếp xúc với tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho chính mình. Bước 2: Lấy mọi thứ ở cả ngăn trên và ngăn dưới ra bên ngoài Sau khi ngắt nguồn điện, chúng ta cần lấy hết thực phẩm ra bên ngoài tủ lạnh để có thể vệ sinh tủ lạnh tốt hơn. Nên quan sát kĩ xem đã lấy hết thực phẩm ra chưa vì nếu còn sót lại sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong. Bước 3: Chuẩn bị chậu hứng nước, khăn quấn Khi tủ lạnh bị ngắt hỏi nguồn điện, đá ở ngăn trên sẽ bị tan chảy ra bên ngoài. Vì thế chúng ta nên để khăn thấm nước ở đó và một cái chậu để ngăn cho nước không chảy ra bên ngoài. Ngoài ra, chúng ta mở cửa ngăn trên và ngăn dưới để cho nước trong tủ lạnh chảy ra ngoài. Nếu đá ở ngăn trên lâu tan ta có thể chuẩn bị một chậu nước ấm đặt vào đó. Bước 4: Dùng khăn lau sạch tủ lạnh Khi thực phẩm đã lấy ra ngoài, đá đã tan ta lấy khăn lau mềm lau hết một lượt của tủ lạnh. Chúng ta có thể lau đi lau lại nhiều lần giúp cho tủ lạnh như mới và sạch sẽ hơn. Khi đã lau nhiều lần bằng khăn ướt, mềm ta sẽ sử dụng khăn khô để lau lại tủ lạnh. Chúng ta chú ý lau nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong của tủ lạnh. Bước 5: Hoàn thành vệ sinh Khi đã lau thật sạch bằng khăn khô ta có thể để thực phẩm vào đúng vị trí ban đầu. Một lời khuyên từ các chuyên gia đó là chúng ta mở nguồn điện để tủ lạnh làm mát một lúc rồi mới bỏ thực phẩm cũ vào. Điều này giúp cho thực phẩm được bảo quản tốt hơn. Trên đây là bài viết đầy đủ giới thiệu về đóng tuyết tủ lạnh là gì, nguyên nhân và cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết. Mong rằng bạn đọc có thể đọc kĩ và áp dụng trong cuộc sống để giúp tủ lạnh sử dụng lâu hơn nhé!