laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA BỆNH CHÀM TỔ ĐỈA

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi yhocconghoa, 24/10/17.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 411

  1. Offline

    yhocconghoa New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  1/Bệnh chàm tổ đỉa là gì ?
    Đây là tên gọi của một loại bệnh ngoại da. Đó là trạng thái viêm lớp nông của da cấp hay mạn tính, tiến triển từng đợt hay tái phát.

    Bệnh thường có biểu hiện cụ thể như sau:
    • Những vết mụn nước khu trú ở lòng bàn chân, bàn tay. Đặc biệt là mé bên của ngón tay, lòng bàn tay, mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân
    • Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên hình tròn hay xếp thành chùm, sờ vào thấy cộm. Những vết mụn này có thể trờ thành bóng nước.
    • Bệnh thường kèm theo cảm giác ngứa, càng gãi càng ngứa. Thời gian bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần.
    Bệnh thường có những tiến triển dai dẳng hay tái phát theo chu kì thành mạn tính. Thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gây những trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.
    [​IMG]

    2/ Những nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa
    Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa rất đa dạng. Chúng ta có thể kể đến như :

    • Do dị ứng với hóa chất trong quá trình sinh hoạt, công việc. Chẳng hạn như: xăng dầu, xà phòng, xi măng.
    • Tình trạng nhiễm khuẩn trong do tiếp xúc với bùn đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ.
    • Bệnh có thể biểu hiện do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân
    • Những nguyên nhân nội giới có thể gây chàm tổ đỉa như: rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây bệnh
    • Sự thay đổi thời tiết theo mùa, ảnh hưởng của ánh sáng nóng ẩm cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
    3/ Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả
    Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp dị ứng do các tác nhân bên ngoài cần phải tìm ra để hạn chế tiếp xúc. Đối với quá trình điều trị toàn thân sẽ tuân theo liệu trình sau:

    • Uống các loại thuốc dị ứng thông thường như: Chlopheniramine , Cetirizine, Loratadine…
    • Dùng thêm thước kháng sinh trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm khuẩn
    • Trường hợp có dấu hiệu nhiễm nấm thì nên dùng thuốc kháng nấm để điều trị.
    Đồng thời trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần áp dụng các biện pháp:

    • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có thể gây dị ứng như xăng dầu, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi bắt buộc phải tiếp xúc thì phải dùng găng tay
    • Luôn vệ sinh tay chân thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn có thể xâm hại
    • Khi có biểu hiện mụn mọc ở chân, tay không cào, gãi, chọc lễ có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn phụ.
     
Chủ đề tương tự: NGUYÊN NHÂN
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Nhấn Mí Mắt Bị Bầm Tím: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Hiệu Quả 19/7/24
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Lông mu dày - Nguyên nhân và cách xử lý 4/7/24
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Con sâu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 23/5/24
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Nguyên nhân phun môi bị sưng và cách điều trị 15/9/23
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Nguyên nhân nổi mụn ở cuống lưỡi: Tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục 10/7/23

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!