laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh nấm miệng là gì?

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi lamdep68, 18/12/19.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 315

  1. Offline

    lamdep68 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Nấm miệng (tưa miệng) là một bệnh nhiễm trùng miệng. Nó không truyền nhiễm và thường được điều trị thành công bằng thuốc kháng nấm.

    [​IMG]

    ( Xem thêm: https://worldcosplay.net/member/840519)

    I - Tìm hiểu chung

    1. Nấm miệng là bệnh gì?

    Nấm miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm. Đây là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.

    II - Triệu chứng thường gặp

    1. Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng là gì?

    Những triệu chứng thường thấy của nấm miệng là:
    - Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan;

    - Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát;

    - Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt;

    - Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào;

    - Khóe miệng nứt và đỏ (đặc biệt là ở những người đeo răng giả);

    - Cảm giác như có bông trong miệng;

    - Mất vị giác.

    Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản – một ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày (nấm thực quản). Nếu điều này xảy ra, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.
    Ban đầu, bạn có thể không nhận thấy triệu chứng của nấm miệng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển từ từ hay đột ngột, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

    (Xem thêm: https://chinh-nha-nieng-rang-tai-nha-khoa-paris-hai-phong.business.site/posts/7019849924673478544)

    Ngoài những tổn thương miệng màu trắng đặc biệt, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động và cáu kỉnh. Bé có thể truyền bệnh cho bà mẹ trong quá trình cho bú. Sau đó, nhiễm trùng có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé. Phụ nữ có ngực bị nhiễm nấm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng:
    - Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;

    - Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, diện tích hình tròn xung quanh núm vú (núm vú);

    - Đau bất thường trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú;

    - Đau như dao đâm sâu bên trong vú.

    Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    2. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ thể của mỗi người là khác nhau. Thảo luận với bác sĩ luôn là cách tốt nhất để biết được đâu là điều tốt nhất cho tình trạng của bạn.

    III - Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân nào gây ra nấm miệng?

    Thông thường, hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm lấn có hại như virus, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn “tốt” và “xấu” sống trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi các cơ chế bảo vệ không hiệu quả, làm tăng số lượng nấm candida và làm lây nhiễm nấm miệng.

    Bệnh nấm miệng và nhiễm nấm Candida khác có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc như prednisone hoặc khi thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể.

    Những bệnh và tình trạng sau có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng nấm miệng:

    - HIV/AIDS. Virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) – virus gây ra bệnh AIDS, gây thiệt hại hoặc phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch, làm cho bạn dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà bình thường cơ thể sẽ chống lại. Sự tái phát của nấm miệng, cùng với các triệu chứng khác, có thể là dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt miễn dịch, chẳng hạn như nhiễm HIV;

    - Ung thư. Nếu bạn bị ung thư thì hệ thống miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh tật và phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Cả bệnh và phương pháp điều trị đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng candida như nấm miệng;


    - Đái tháo đường. Nếu bạn bị tiểu đường mà không điều trị hoặc có bệnh không được kiểm soát tốt, nước bọt của bạn có thể chứa một lượng lớn đường, từ đó hỗ trợ sự phát triển của nấm Candida;

    - Nhiễm trùng nấm men âm đạo. Bệnh nhiễm trùng nấm men âm đạo là do cùng một loại nấm gây nên bệnh nấm miệng. Mặc dù nhiễm nấm không nguy hiểm nhưng nếu bạn đang mang thai thì bạn có thể lây nhiễm các loại nấm cho bé trong khi sinh. Kết quả là, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh nấm miệng.

    Các nguyên nhân khác bao gồm:
    - Sử dụng kháng sinh, đặc biệt là trong một thời gian dài hoặc với liều cao;

    - Hít thuốc corticosteroid để điều trị bệnh hen suyễn;

    - Đeo răng giả, đặc biệt là nếu không phù hợp;

    - Vệ sinh răng miệng kém;

    - Miệng khô hoặc vì một căn bệnh hay một loại thuốc bạn đang dùng;

    - Hút thuốc;

    - Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư.

    IV - Nguy cơ mắc bệnh

    Những ai thường mắc phải bệnh nấm miệng?

    Nấm miệng là tình trạng rất phổ biến, thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng?

    Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng, chẳng hạn như:
    - Là trẻ em hoặc người già;

    - Có hệ thống miễn dịch bị suy yếu;

    - Đeo răng giả;

    - Có các bệnh khác như bệnh tiểu đường;

    - Dùng một số thuốc như thuốc kháng sinh hoặc sử dụng corticosteroid đường uống hoặc hít;

    - Trải qua hóa trị hoặc xạ trị bệnh ung thư;

    - Mắc phải các tình trạng gây khô miệng.
     
Chủ đề tương tự: Nguyên nhân
Diễn đàn Tiêu đề Date
Quảng Cáo Rao Vặt Lỗi cục đẩy công suất hay gặp - Nguyên nhân và cách xử lý 12/9/24
Quảng Cáo Rao Vặt Mỡ Bụng Dưới Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Giảm Hiệu Quả 6/8/24
Quảng Cáo Rao Vặt Khó Giảm Cân: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục 5/7/24
Quảng Cáo Rao Vặt Vòi rửa chảy chậm, nguyên nhân do đâu? 14/12/23
Quảng Cáo Rao Vặt Nguyên nhân motor máy nén khí bị cháy như thế nào? 28/10/23

: paris

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!