laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5,5 - 6 tháng

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi thaoxinhdep24, 19/10/21.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 315

  1. Offline

    thaoxinhdep24 New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Vào bếp để lên thực đơn dinh dưỡng cho bé ăn dặm quả là một việc không hề đơn giản phải không các mẹ? Sau đây chuyên mục Tin tức của thucphamkho.vn sẽ bật mí cho bạn nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi vừa bổ dưỡng vừa dễ làm để mẹ tham khảo nhé!

    1. Cho bé làm quen dần với thức ăn dặm
    Vì bé cần thời gian để thích nghi với thức ăn mới nên trong 1-2 tuần đầu của tháng thứ 6, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa / ngày. Nếu bé dần quen với cơ cấu thức ăn mới, bạn có thể tăng dần số bữa ăn dặm lên 2-3 bữa / ngày.

    Tuy nhiên, trong quá trình ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ đừng dừng lại hoàn toàn nhé!

    Để giúp bé thích nghi tốt hơn với thức ăn dặm, mẹ có thể linh hoạt thay đổi món ăn và trang trí sao cho món ăn bắt mắt, tăng sự tò mò và hứng thú của trẻ trong mỗi bữa ăn.

    [​IMG]

    2. Lên thực đơn khoa học, đủ chất
    Một số lưu ý khi lên kế hoạch thực đơn ăn dặm khoa học và đủ dinh dưỡng cho bé 5-6 tháng tuổi:

    Trong những bữa ăn đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé thử các món ăn mềm từ gạo như bột gạo hoặc cháo xay mịn (tỷ lệ gạo và nước 1:10).

    Sau khi bé đã quen với các loại thức ăn trên, bạn có thể chuyển sang thức ăn dặm có cấu trúc cứng hơn như rau củ quả xay nhuyễn.

    Tiếp theo sẽ là các nhóm thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, cua, tôm, trứng… Tuy nhiên, nên ưu tiên cho bé ăn các nhóm thực phẩm đạm mềm như trứng, cua trong 2 ngày đầu để độ quen dần sẽ tăng tỷ lệ thành công.

    3. Cho bé ăn theo nhu cầu, từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều
    Cách tốt nhất để đồng hành cùng bé trong quá trình ăn dặm chính là sự kiên nhẫn của mẹ. Các mẹ phải thật tâm lý, quan sát biểu hiện của con và tạo cho con tâm lý thoải mái nhất trước khi bước vào bữa ăn.

    Ngoài ra, việc điều chỉnh theo nhu cầu của bé, từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc sẽ giúp mẹ biết được sở thích ăn uống của bé. Từ đó cải thiện các món ăn hàng ngày giúp bé ăn ngon miệng và nạp vào cơ thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

    Hạn chế bắt nạt ép trẻ ăn trong giai đoạn đầu. Vì nó sẽ gây ra sự sợ hãi và lo lắng cho trẻ khi nhìn thấy đồ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé sợ ăn hoặc biếng ăn, không tốt cho sự phát triển của bé.

    [​IMG]

    4. Không nêm gia vị vào cháo
    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc nêm thêm gia vị như đường, muối, mắm,… vào thức ăn cho bé từ 6 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi sẽ tác động không tốt đến vị giác, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và chức năng gan thận vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa cũng như vị giác chưa đủ mạnh để thích nghi.

    Tuy nhiên, nếu trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể cho thêm các loại gia vị thông thường vào thức ăn để bé làm quen và cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

    Nhưng lưu ý chỉ nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn tối đa 2,3 gam muối mỗi ngày. Đối với các loại gia vị khác, bạn nên hạn chế nêm gia vị, nếu nêm thì cần nêm thật nhạt để tránh ảnh hưởng đến bé.

    Từ những nguyên tắc trên, thucphamkho.vn hy vọng mẹ có thể xây dựng những thực đơn ăn dặm phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho bé
     
Chủ đề tương tự: Nguyên tắc
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp 10 Tác dụng của tinh bột nghệ nguyên chất 10/10/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp 7 nguyên tắc vàng để chăm dưỡng làn da đẹp tự nhiên 2/8/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Những nguyên tắc nên làm trước và sau khi sử dụng mặt nạ chống lão hóa 13/7/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Những nguyên tắc trẻ hóa da cần ghi nhớ khi bạn bước sang tuổi 30 6/5/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp NGUYÊN TẮC EAT CLEAN GIẢM CÂN NHANH 8/4/21

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!