Diễn đàn làm Đẹp Trà có nguồn gốc từ Á Đông, lan toả khắp châu Á, sau đó lại len lỏi theo con đường tơ lụa đến Anh Quốc xa xôi để tạo nên một nền văn hoá trà chiều rất riêng xứ sương mù. Mỗi nơi mang một sắc thái trà rất đặc trưng, và nếu là một người yêu trà và thích thưởng trà, ELLE Man mời bạn cùng tìm hiểu về văn hoá uống trà giữa Đông và Tây. Uống trà từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Khởi nguồn là một nắm lá lạ vô tình rơi vào nước sôi và thôi ra thứ màu nâu nhạt, tỏa ra mùi thơm. Dần dần, trà len lỏi vào đời sống con người từ nhiều thế kỉ trước. Trà được cho là bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa ai dám khẳng định 100% về nguồn gốc của thứ nước uống thần thánh này. Uống trà trong văn hóa phương Đông Phương Đông cực đoan với trà y như với bất cứ thứ gì đi qua vùng đất này. Với trà, người Á Đông nâng lên thành đạo, đặc biệt là ở Nhật Bản. Uống trà không chỉ đơn thuần để giải khát, mà trà là một thứ không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thần của người dân châu Á xưa. Những đồi trà bạt ngàn tại châu Á. Trà được cho là bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tại Trung Quốc, trà phát triển mạnh nhất ở thời Đường, sau là thời Tống. Đặc biệt là sự xuất hiện của cuốn “Trà kinh” (Lục Vũ) đã tạo nên cơn sốt trà lan rộng khắp cả đất nước Trung Quốc thời đó. Trà nơi đây chia thành nhiều nhánh, với hàng trăm công thức pha điêu luyện, và cả những điều luật hết sức khắt khe. Một ly trà khi uống phải được pha từ thứ nước mưa mát lạnh, búp trà tuyển chọn và thậm chí là có hẳn những nguyên tắc cho người hái trà. ADVERTISING Lục Vũ – vị sư tổ về trà tại thời Đường , Trung Quốc. Còn ở xứ sở “Mặt Trời mọc”, văn hoá uống trà đã nâng tầm thành “Đạo”. Văn hóa Trà Đạo ở Nhật Bản chủ yếu sử dụng loại trà matcha (mạt trà) đã được xay nhuyễn mịn, có màu xanh tươi sáng. Mỗi khi mời khách, chủ nhà bày ra một bộ dụng cụ nhỏ gồm một thìa nhỏ múc bột trà, một cái tiển trà (cái phới đánh trà) và một chén uống trà làm từ men ngọc. Những bàn tay tỉ mẩn pha trà thật khéo. Món trà thơm đắng, ngọt hậu ăn với một chút đồ ăn nhẹ như bánh nếp dẻo nhân đậu đỏ, thạch, đậu đỏ hầm… Trà Đạo Nhật Bản với món ăn kèm là bánh nếp nhân đậu đỏ, đậu trắng. Trà sang Hàn Quốc được sử dụng rất rộng rãi tại các thiền viện, chùa chiềng… Trong những nơi thanh tịnh, trà được trồng đầy trong các khu vườn. Những vị sư hay thiền sư tại Hàn coi trà là một thứ nước uống hỗ trợ cho quá trình tu tập của họ. Trà đi vào thơ ca nhạc họa, đi dọc theo lịch sử Á Đông mà lớn mạnh. Tại đây, trà đã gieo nên một mạng nhện dày khắp, mà tại đó dân phương Tây không thể nào hiểu được sự kỳ bí và cực đoan này. Họ kinh ngạc, tò mò và háo hức thử trà với một tấm lòng hiếu kỳ nhất.