Diễn đàn làm Đẹp “Sửa mũi hỏng” luôn là nỗi lo canh cánh trong lòng những người đã và sẽ phẫu thuật thẩm mỹ. Hẳn nhiên, khi quyết định đụng vào dao kéo, không ai muốn phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của quá nhiều “bác sĩ” tự phong như hiện nay. Vấn đề hi hữu này là không thể tránh khỏi. Và câu hỏi thường gặp nhất của các chị em chính là:” Liệu sửa lại mũi đã nâng có đau không?” Sửa lại mũi là gì? Khác với nâng mũi, sửa lại mũi chính là quá trình sửa lại một chiếc mũi hỏng, hoặc đã từng qua phẫu thuật. Qúa trình này phức tạp hơn việc giải phẫu một chiếc mũi thông thường. Sửa lại mũi thường có nhiều công đoạn, trong đó bao gồm cả việc khắc phục hậu quả của những lần phẫu thuật trước. Bởi vậy, phương pháp này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao. Nhằm đảm bảo độ an toàn và xác suất thành công của ca phẫu thuật. Những trường hợp nên tái phẫu thuật mũi Gặp biến chứng Đây là trường hợp thường gặp nhất, cũng là lý do buộc khách hàng phải mang mũi đi sửa lại nhất. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này nằm ở tay nghề bác sĩ, và vật liệu được sử dụng. Bên cạnh đó, cũng có một số ít trường hợp sai sót trong khâu chăm sóc hậu phẫu, dẫn đến việc phải làm lại mũi. Những biến chứng thường gặp bao gồm: Bóng đỏ, lộ sóng, mũi bị lệch sống hoặc lệch sụn vách ngăn, thủng da mũi,… Mũi sửa không hợp mặt Gương mặt của mỗi người sẽ có những đường nét khác nhau. Bởi vậy, khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn. Mục đích của quy trình này nhằm giúp khách hàng sở hữu dang mũi hài hoà, tự nhiên nhất. Tại thẩm mỹ viện Natural, quá trình này được chúng tôi ứng dụng công nghệ mô phòng 3D. Nhằm giúp khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Kỹ thuật thường dùng để sửa mũi. Tái phẫu thuật mũi sau nâng là cả một quá trình dài. Phương án này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao, bởi độ phức tạp của nó. Thông thường, việc đầu tiên cần thực hiện chính là tiến hành loại bỏ chất liệu độn. Những chất liệu này có thể là sụn nhân tạo, filter hoặc chỉ thẩm mỹ,… Sau khi loại bỏ chất liệu, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mũi để quyết định xem có nên tiến hành tái phâũ thuật hay không. Theo đó, những trường hợp mũi có dấu hiệu viêm nhiễm, đào thải,…sẽ được chỉ định tái phẫu thuật sau khoảng từ 3 đến 6 tháng. Mặt khác, những trường hợp không ưng dáng mũi hoặc vẹo, lệch,… bác sĩ có thể tiến hành tái phẫu thuật ngay sau khi loại bỏ chất liệu độn. Sửa mũi đã nâng có đau không? Thông qua những dẫn chứng trên, có thể thấy, sửa lại mũi phức tạp hơn nâng mũi rất nhiều. Theo đó, tuỳ thuộc vào từng tình trạng mũi mà bác sĩ sẽ có hướng giải quyết phù hợp. Bởi vậy, quá trình tái phẫu thuật mũi chắc chắn sẽ khó chịu hơn nâng mũi thông thường. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng bác sĩ cũng như cơ sở thẩm mỹ, khách hàng hoàn toàn có thể trải qua giai đoạn này mà không phải chịu đau đớn. Tại thẩm mỹ viện Natural, với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ. Chúng tôi luôn cố gắng để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, bất cứ phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng được đi kèm gói giảm đau và Plasma. Điều này nhằm đảm bảo khách hàng không cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật.