laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Tăng huyết áp thai kỳ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi hopphat, 18/10/23.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 278

  1. Offline

    hopphat New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
    Tăng huyết áp thai kỳ là hội chứng huyết áp tăng cao khi mang thai, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về bình thường trong vòng 6 tuần sau sinh. Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, như bong rau, đột quỵ, suy đa tạng, rối loạn đông máu, chậm phát triển trong tử cung, sinh non, thai lưu.

    Tăng huyết áp thai kỳ có thể được phân loại thành các dạng sau:
    • Tăng huyết áp mãn tính: Xuất hiện từ trước khi mang thai hoặc ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này có thể kéo dài hơn 6 tuần sau sinh, có thể có liên quan đến protein niệu.
    • Tăng huyết áp thai kỳ: Xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 tuần sau sinh, tuy nhiên có thể tiến triển thành tăng huyết áp mãn tính nếu huyết áp vẫn tiếp tục tăng sau đó.
    • Tiền sản giật: Đây là thể lâm sàng xuất hiện khi thai phụ mang thai đầu tiên, đa thai, thai trứng hoặc thai phụ mắc hội chứng kháng phospholipid, đặc biệt khi thai phụ tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận hoặc đái tháo đường. Tiền sản giật là tăng huyết áp thai kỳ kèm protein niệu (>0,3g/24h)
    Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai
    Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ rất phức tạp và chưa được hiểu rõ. Có thể có sự đóng góp của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, dinh dưỡng, nội tiết, miễn dịch.

    Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh như:
    • Tuổi >40 hoặc <18
    • Tăng huyết áp mạn tính
    • Bệnh thận mạn
    • Bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng phospholipid)
    • Đái tháo đường
    • Béo phì
    • Có thai bằng thụ tinh nhân tạo
    • Đa thai
    Nhận biết triệu chứng huyết áp cao khi mang thai
    Thường tăng huyết áp thai kỳ không có nhiều triệu chứng rõ ràng và được phát hiện ra khi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể xuất hiện trong trường hợp tiền sản giật hoặc sản giật như:
    • Đau đầu kéo dài, dữ dội
    • Rối loạn thị lực (nhìn đôi, nhìn mờ, mất thị lực thoáng qua…)
    • Đau vùng thượng vị
    • Thay đổi ý thức
    • Khó thở, đau ngực sau xương ức
    Khi có các triệu chứng này thì bệnh tương đối nặng, cần xử trí khẩn cấp, có thể phải chấm dứt thai kỳ
     
Chủ đề tương tự: Tăng huyết
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Tăng hoặc giảm đường huyết nguy hiểm như thế nào 4/9/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Những điều cần biết về thuốc trị tăng huyết áp 30/12/19
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Giải pháp hạ đường huyết và mỡ máu với hoa hồng Tây Tạng 9/5/18
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Quả ổi giúp tăng cường sức khỏe bạn đã biết chưa? 1/3/23
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Những bài tập giúp tăng vòng 1 17/1/23

: beurer

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!