laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Tất tần tật các thông tin về niềng răng bị tụt lợi

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi Nha Khoa Parkway, 3/6/21.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 281

  1. Offline

    Nha Khoa Parkway New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Niềng răng bị tụt lợi là biến chứng mà nhiều người không mong muốn trong quá trình nắn, chỉnh nha khoa, trong đó có niềng răng. Vậy có những dấu hiệu nào để nhận biết sớm để có được những phương pháp xử lý kịp thời tình trạng này, hạn chế tối đa những hậu quả không mong muốn. Bài viết dưới đây nha khoa Parkway sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề tụt lợi khi niềng răng.

    1. Những dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng
    Niềng răng bị tụt lợi là biến chứng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và hoang mang. Vậy căn cứ vào những dấu hiệu nào để biết chính xác răng của mình có bị tụt lợi sau khi niềng răng hay không. Sau đây là vài dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng:

    • Lợi bắt đầu có hiện tượng sưng tấy, chuyển sang màu đỏ. Phần lợi bị co lại và tụt xuống làm cho dân răng bị lộ ra nhiều hơn
    • Chảy máu chân răng thường xuyên xảy ra
    • Đau nhức răng kèm theo có mùi hôi khó chịu.
    2. Niềng răng bị tụt lợi có những nguyên nhân nào?
    Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng niềng răng bị tụt lợi phổ biến bao gồm:

    2.1 Mảng bám cao răng
    Khi niềng răng, nhiều người gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng do hệ thống các mắc cài cản trở. Đây là lý do mà các kẽ răng có thể chưa được làm sạch và theo thời gian các mảnh thức ăn vụn tích tụ hình thành cao răng.

    Đây là môi trường với các điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển. Hậu quả gây ra là các bệnh lý khác về răng miệng như viêm nướu và có thể gây ra tụt lợi, chảy máu chân răng nếu không được điều trị kịp thời.

    2.2 Lực siết mắc cài không phù hợp
    Lực siết mắc cài không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tụt lợi khi niềng răng. Nếu lực siết mạng có thể khiến các răng bị yếu, lung lay và tạo áp lực lớn lên nướu. Vì vậy, việc điều chỉnh lực siết mắc cài rất quan trọng và bạn nên lựa chọn các bác sĩ có chuyên môn của bác sĩ để tránh biến chứng không mong muốn. Tại nha khoa Parkway, bạn hoàn toàn có thể an tâm về vấn đề này với hệ thống nha khoa chuyên niềng răng tiêu chuẩn Singapore.

    2.3 Đánh răng sai cách
    Với các trường hợp đánh răng không đúng cách như dùng lực quá mạnh, bàn chải không đúng kích cỡ...gây ảnh hưởng đến men răng, nướu răng dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng, viêm nướu, tụt lợi,...Vậy nên, bạn nên dùng một lực vừa phải khi đánh răng, lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm mại và thay bàn chải định kỳ 3 tháng/1 lần.

    2.4 Mắc các bệnh lý răng miệng
    Những người mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu,… có nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răng là rất cao. Nếu như họ chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý này trước khi niềng răng.

    3. Những hậu quả của niềng răng tụt lợi
    Phần chân răng bị lỗ nhiều hơn gây ra mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp hàng ngày là hậu quả dễ thấy nhất. Hơn nữa, tình trạng này khiến có việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Thức ăn dễ mắc vào các khe hở giữa các răng và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây viêm .

    Một hậu quả nghiêm trọng khác do tụt lợi đó là ảnh hưởng xấu đến lớp men răng. Men răng bị bào mòn và không thể khôi phục lại được làm cho răng ngày càng yếu đi và nhạy cảm với các tác động của môi trường. Cảm giác ê buốt sẽ thấy rõ rằng khi bạn ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

    4. Cách chữa tụt lợi khi niềng răng
    Để biết được nên áp dụng cách chữa tụt lợi khi niềng răng nào để đạt được hiệu quả cao, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

    Với các trường hợp nhẹ, do các mảng bám cao răng gây ra thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng. Nếu cần thiết sẽ bôi thêm thuốc để tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

    Với các trường hợp nặng hơn như do niềng răng sai cách thì bác sĩ phải tháo niềng răng và thực hiện hồi phục phần chân răng đã bị tổn thương. Sau đó, niềng răng sẽ được thực hiện lại khi phần chân răng đã hồi phục.

    Bị tụt lợi có niềng răng có niềng răng được không là thắc mắc chung của nhiều người. Câu trả lời là CÓ. Bởi vì trước khi lắp đặt khí cụ, bác sĩ sẽ phải xem xét tình trạng hiện tại và đưa ra hướng điều điều trị dứt điểm những bệnh lý răng miệng bạn đang gặp phải. Với sự phát triển của công nghệ trong ngành nha khoa hiện nay thì vấn đề này không có gì khó khăn cả.

    5. Một số biến chứng khác ở lợi khi niềng răng
    Ngoài tụt lợi khi niềng răng thì niềng răng bị hở lợi, niềng răng bị trùm lợi,…Là những biến chứng cũng thường gặp. Nguyên nhân dẫn đến những biến chứng này chủ yếu là do năng lực chỉnh nha yếu kém của bác sĩ. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn, khó khôi phục và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

    5.1 Niềng răng bị trùm lợi
    Viêm lợi trùm là một trong những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình đeo niềng. Hượng tượng này có các dấu hiệu nhận biết gần giống với mọc răng khôn: phần nướu sẽ bị sưng đau, khó chịu. Trong trường hợp này, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện tháo niềng để xử lý phần lợi bị viêm, sau đó mới lắp lại niềng. Nói chung quá trình xử lý khá phực tạp và mất nhiều thời gian nên người bệnh cần yêu cầu bác sĩ kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi gắn dây cung và mắc cài.

    5.2 Bị hở lợi khi niềng răng
    Niềng răng là một trong những phương pháp tái tạo lại nụ cười, bao gồm các tình trạng cười hở lợi. Tuy nhiên, một số ít trường hợp lại bị cười hở lợi nặng hơn sau khi tháo niềng. Nguyên nhân cho trường hợp này được các chuyên gia lý giải bao gồm như: sai sót trong quá trình nắn chỉnh, viêm lợi kéo dài, khớp cắn sai lệch, hiệu ứng cuộn, …

    5.3 Lấy cao răng xong bị tụt lợi không?
    Lấy cao răng là phương pháp đơn giản được áp dụng phổ biến trong nha khoa nhằm làm sạch răng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng lấy cao răng có nhiều tác hại cần lưu ý, đặc biệt trong đó là chuyện lấy cao răng xong bị tụt lợi không? Về bản chất, lấy cao răng là làm sạch các mảng bám cao răng cứng đầu ở chân răng bằng các dụng cụ cạo vôi chuyên dụng. Trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi việc tác động đến nướu (lợi) gây chảy máu. Do đó, mọi người không nên lấy cao răng quá nhiều mà nên thực hiện theo định kỳ.

    Phần lớn tụt lợi xảy ra khi niềng sai cách. Do đó muốn hạn chế tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng, bạn cần phải lựa chọn phòng khám nha khoa có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ cho nha khoa Parkway để được tư vấn thêm nhé!
     
Chủ đề tương tự: Tất tần
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Tất tần tật về skincare da dầu mụn tuổi dậy thì 26/9/22
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Review Thẩm mỹ viện Spala - Spala clinic Thông Tin “Tất Tần Tật” Từ A Đến Z 17/4/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Tất Tần Tật Những Điều Bạn Cần Biết Về Phòng Xông Hơi Khô Hồng Ngoại 9/3/20
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Tất tần tật những điều bạn cần biết về cách trị sẹo bằng dầu dừa 11/1/19
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Tất Tần Tật Cách Trị Sẹo Bằng Khoai Tây Được Phái Nữ Quan Tâm 23/11/18

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!