laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thảo luận trong 'Gặp Gỡ - Giao Lưu - Tâm Sự' bắt đầu bởi mlawkey, 8/3/20.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 314

  1. Offline

    mlawkey New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định cụ thể trong Luật đất đai 2013 cụ thể như sau:

    Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự (còn gọi cụ thể là giải quyết thông qua con đường tòa án).

    Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai khi đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).

    Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

    Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thường thuộc các quan hệ tranh chấp nằm ở một trong hai trường hợp tranh chấp sau: (1) Tranh chấp đất đai mà trên đất không có tài sản; (2) Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Trong mỗi trường hợp trên lại chia thành bốn dạng: (i)Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất; (ii) Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; (iii) Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về đất, tài sản gắn liền với đất; (iv) Thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

    Theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Do đó, tranh chấp đất sẽ do tòa án nơi có đất có thẩm quyền giải quyết. Nếu đất đai có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có một trong các diện tích đất giải quyết (điểm i khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Tuy nhiên, sau khi xác định tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thì cũng cần phải xác định tranh chấp có liên quan đến đương sự, kể cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài không? Nếu tranh chấp có liên quan đến đương sự, kể cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh nơi có đất tranh chấp.

    Như vậy, kể từ ngày 01/7/2014 (ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành), đối với loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất dù đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 hay chưa, nhưng đương sự khởi kiện đến tòa án thì tòa án đều phải thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đây là một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 (trước đây, theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, đối với loại tranh chấp này, điều kiện bắt buộc để xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự là đương sự phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, nếu đất đã có giấy tờ nêu trên nhưng đương sự khiếu nại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND hoặc tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính).

    Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính

    Trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

    Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.

    Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính, ví dụ như: ông A và ông B tranh chấp với nhau quyền sử dụng đất là 80m2, nguồn gốc đất là đất khai hoang, đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng không có bất cứ loại giấy tờ nào theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, giữa hai bên tranh chấp đã qua thủ tục hòa giải bắt buộc tại UBND xã nơi có đất tranh chấp nhưng hòa giải không thành, sau đó hai bên đã khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp huyện và cũng có Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp huyện, không thỏa đáng với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, hai bên A và B có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tới tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất yêu cầu giải quyết. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.


    >>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
     
Chủ đề tương tự: Thẩm quyền
Diễn đàn Tiêu đề Date
Gặp Gỡ - Giao Lưu - Tâm Sự Viêm xoang mũi dị ứng - "Kẻ thù" thầm lặng của sức khỏe 6/6/24
Gặp Gỡ - Giao Lưu - Tâm Sự Trào ngược dạ dày thầm lặng, cẩn trọng nhầm tưởng viêm họng 2/5/24
Gặp Gỡ - Giao Lưu - Tâm Sự Sau phẫu thuật thẩm mỹ, có cần đổi lại CCCD không? 23/10/23
Gặp Gỡ - Giao Lưu - Tâm Sự Lưu ý cần biết khi tham gia đào tạo nghề spa chuyên nghiệp 16/6/23
Gặp Gỡ - Giao Lưu - Tâm Sự Một vài tham khảo chọn lắp biển ăn mòn 17/9/22

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!