Diễn đàn làm Đẹp Bạn đang tìm hiểu khái niệm ISO 22000:2018 là gì. Lợi ích thực sự khi áp dụng ISO 22000 có phải là đảm bảo An toàn thực phẩm không?. Hãy cùng đi tìm câu trả lời chính xác trong bài viết này nhé. Nội dung bài viết [hide] I. Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000:2018 là gì 1.Thực phẩm là gì? 2. An toàn thực phẩm là gì 3. Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000 là gì 4. Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn ISO 22000 và bộ tiêu chuẩn liên quan a) Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn b) Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 liên quan II. Lợi ích thực sự của ISO 22000:2018 là gì 1. Đối với người tiêu thụ sản phẩm (đây là lợi ích quan trọng nhất) 2. Đối với nhà sản xuất/ cung ứng thì lợi ích ISO 22000 là gì 3. Đối với cơ quan quản lý hữu quan 4. Đối với bên quan tâm trong chuỗi thực phẩm I. Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000:2018 là gì 1.Thực phẩm là gì? Chất (thành phần), đã qua chế biến, ở dạng bán thành phẩm hoặc là nguyên liệu thô, dùng để tiêu thụ, bao gồm cả đồ uống, kẹo cao su và bất kỳ chất nào đã được sử dụng trong sản xuất, chuẩn bị hay xử lý “thực phẩm”. (Chú thích: 3.18 TCVN ISO 22000:2018). Như vậy thực phẩm chúng ta hiểu rằng nó bao gồm tất cả các sản phẩm trong chuỗi thực phẩm: Từ nguyên liệu thô là sản phẩm của trồng trọt (rau, gạo, ngô, khoai…). Các sản phẩm của chăn nuôi (thịt, trứng, sữa…). Các sản phẩm chế biến (bánh kẹo, nước hoa quả, xúc xích…) cho đến các loại phụ gia thực phẩm (tạo mùi, hương vi, hỗ trợ chế biến…). 2. An toàn thực phẩm là gì Việc đảm bảo rằng thực phẩm sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng khi được chế biến và/hoặc tiêu thụ theo đúng mục đích sử dụng dự kiến. Lưu ý: Khi tiêu thụ theo đúng mục đích sử dụng dự kiến đó chính là hướng dẫn sử dụng. Ví dụ: Phải được chế biến bằng nhiệt trước khi ăn. Chỉ nên sử dụng tối đa 300g/1 ngày. 3. Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000 là gì Tập hợp các hoạt động có liên quan và tương tác lẫn nhau để định hướng và kiểm soát tổ chức đảm bảo thực phẩm không gây nguy hại đến sức khỏe cho người sử dụng. 4. Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn ISO 22000 và bộ tiêu chuẩn liên quan a) Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn Tiêu chuẩn ISO 22000 được tiểu ban ISO/ TC34/ SC 17 phụ trách soạn thảo và ban hành: Phiên bản đầu tiên ISO 22000:2005 được xuất bản tháng 09 năm 2005 (TCVN ISO 22000:2007 của Việt Nam là tương đương). Phiên bản mới nhất ISO 22000:2018 được ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2018. Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên các yếu tố quan trọng: Trao đổi thông tin lẫn nhau giữa các đối tượng trong chuỗi thực phẩm. Quản lý hệ thống. Các chương trình tiên quyết. Nguyên tắc HACCP. b) Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 liên quan ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. ISO 22002 – Chương trình tiên quyết về An toàn thực phẩm ( Chế biến thực phẩm, cung cấp thực phẩm, nuôi trồng, sản xuất bao bì thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi). ISO 22003 – Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý An toàn thực phẩm. ISO 22004 – Hướng dẫn áp dụng ISO 22000. ISO 22005 – Xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. ISO 22006 – Hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong ngành trồng trọt. Tài liệu chia sẻ: Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bản pdf II. Lợi ích thực sự của ISO 22000:2018 là gì 1. Đối với người tiêu thụ sản phẩm (đây là lợi ích quan trọng nhất) Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng nhờ kiểm soát các mối nguy trong ngưỡng an toàn: Sinh học: Vi sinh vật gây bệnh, nấm men nấm mốc… Hóa học: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi, các yếu tố kim loại nặng gây hại (Chì, cadimi…) Vật lý: Mảnh kim loại, mảnh vỡ thủy tinh… 2. Đối với nhà sản xuất/ cung ứng thì lợi ích ISO 22000 là gì Tiết kiệm các chi phí và nguồn lực phát sinh do: Xử lý sản phẩm không phù hợp. Bồi thường do khiếu nại của khách hàng hoặc các sự cố ngộ độc An toàn thực phẩm. 3. Đối với cơ quan quản lý hữu quan Cắt giảm các thủ tục quản lý doanh nghiệp do: Chuyển hướng sang công tác hậu kiểm thay vì kiểm tra điều kiện sản xuất ban đầu. Giảm tần suất kiểm tra An toàn thực phẩm vì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm công bố sản phẩm ra thị trường. 4. Đối với bên quan tâm trong chuỗi thực phẩm Khi doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm áp dụng ISO 22000:2018 giúp: Trao đổi các thông tin liên quan đến ATTP (các mối nguy nhận diện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…) là cơ sở quản lý vấn đề An toàn thực phẩm hiệu quả. Công bằng minh bạch tránh nhiệm của từng bên liên quan đến vấn đề An toàn thực phẩm. Tạo ra sân chơi bình đẳng và hài hòa trong chuỗi thực phẩm. Các bài viết liên quan: Chuỗi thực phẩm là gì, mối nguy An toàn thực phẩm, Chương trình tiên quyết, kế hoạch HACCP vui lòng xem: Tổng hợp các bài viết về ISO 22000:2018.