laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

TOP 6 BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

Thảo luận trong 'Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp' bắt đầu bởi kieu, 14/4/21.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 213

  1. Offline

    kieu New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Răng miệng là cơ quan đầu tiên của bộ tiêu hóa. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, như các vấn đề về ăn, uống, định hình cấu trúc mặt. Tuy nhiên, các bé chưa ý thức được việc này cũng như việc bảo vệ răng miệng, ăn uống đúng cách nên thường gặp các bệnh về răng miệng. Sau đây là 6 bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em bạn nên biết:

    1.Bệnh răng miệng ở trẻ em – Sún răng
    [​IMG]
    Bệnh răng miệng ở trẻ em – Sún răng
    Cấu tạo của răng gồm 3 lớp: lớp vỏ cứng, men răng và ngà răng. Ở trẻ nhỏ, lớp men răng tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị tổn thương. Khi men răng bị tổn thương, theo thời gian răng của trẻ sẽ bị mủn và dần tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng. Đây chính là hiện tượng sún răng. Sún răng thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi.

    Sún răng không gây cảm giác đau nhức cho trẻ, chỗ bị sún thường nông, không sâu như lỗ răng sâu. Nhưng lâu dần chỗ sún có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở những đợt tiến triển. Sún răng có mức độ lan truyền nhanh chóng tới các răng khác nếu không được điều trị kịp thời. Hậu quả là hàm răng của trẻ sẽ chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi, chân răng nằm sát lợi, đen và rất cứng. Sún răng gây ảnh hưởng lớn tới chức năng nhai nuốt, giao tiếp, phát âm của trẻ. Việc này có thể khiến trẻ biếng ăn, kém phát triển hơn so với trẻ khác.

    2.Bệnh răng miệng ở trẻ em – Viêm loét miệng
    [​IMG]
    Bệnh răng miệng ở trẻ em – Viêm loét miệng
    Viêm loét miệng còn gọi là nhiệt miệng. Đây là tình trạng trong khoang miệng, lưỡi xuất hiện những vết loét nhỏ, đường kính từ 1- 3mm. Vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục, viền xung quanh màu đỏ, ở giữa màu trắng hoặc vàng. Vết loét có thể đơn độc hoặc thành đám.

    Một số nguyên nhân gây viêm loét miệng có thể kể đến như:

    • Chấn thương nhỏ ở miệng, có thể do tự cắn nhầm niêm mạc trong má, đánh răng quá mạnh, bàn chải cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, do thức ăn quá cứng,…
    • Ăn nhiều thực phẩm chứa gia vị, có tính axit, quá cay, nóng gây tổn thương niêm mạc miệng.
    • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc bị rối loạn.
    Viêm loét miệng gây đau đớn khiến trẻ quấy khóc, khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng. Sau 1-2 tuần, thông thường bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên có thể tái phát nếu không bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin cho trẻ.

    3.Bệnh răng miệng ở trẻ em – Sâu răng
    [​IMG]
    Bệnh răng miệng ở trẻ em – Sâu răng
    Sâu răng là tình trạng mất mô cứng của răng, tạo ra lỗ hổng trên răng. Quá trình này do sự hủy khoáng của răng mà nguyên nhân chính là do vi khuẩn trên mảng bám răng gây ra. Tùy vào giai đoạn mà triệu chứng của sâu răng có thể biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn sâu men, chưa có biểu hiện rõ. Giai đoạn sâu ngà, răng bị nhức, buốt khi ăn, đặc biệt là đồ nóng hoặc lạnh. Quan sát có thể thấy trên thân răng xuất hiện những lỗ hổng, hình giọt nước, miệng nhỏ, đáy rộng.

    Sâu răng là bệnh mà hầu như trẻ nhỏ nào cũng gặp phải. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình sinh hoạt của trẻ. Khi trẻ sâu răng, cha mẹ cần sớm phát hiện, đưa trẻ đi khám và điều trị. Điều trị sâu răng tùy thuộc vào giai đoạn mà có phương pháp thích hợp. Khi được khám càng sớm thì vấn đề điều trị sẽ càng đơn giản hơn.

    4.Bệnh răng miệng ở trẻ em – Bệnh nha chu
    [​IMG]
    Bệnh răng miệng ở trẻ em – Bệnh nha chu
    Bệnh nha chu là bệnh viêm vùng nướu lợi, xương xung quanh răng nên còn gọi là bệnh viêm quanh răng, hư quanh răng,… Ở giai đoạn đầu, phần nướu răng trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi bé đánh răng, để lại vết máu trên lông bàn chải. Bệnh sẽ trở thành mãn tính, viêm quanh răng nếu không được điều trị kịp thời. Khi không được điều trị đúng cách thì xương, dây chằng quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần dần gây tình trạng rụng răng ở trẻ.

    5.Bệnh răng miệng ở trẻ em – Bệnh nấm miệng
    [​IMG]
    Bệnh răng miệng ở trẻ em – Bệnh nấm miệng
    Trẻ bị nấm miệng có cảm giác đau, rát trong miệng hoặc cổ họng. Bệnh biểu hiện là những vết loét đỏ trên môi, trên vòm miệng, niêm mạc miệng và những mảng màu trắng xuất hiện trên lưỡi.

    Nguyên nhân gây nấm miệng là do tác động của những yếu tố bên ngoài hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu. Khi uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài; dùng Corticosteroid; viêm đường tiết niệu… làm mất sự cân bằng của các vi sinh vật trong cơ thể cũng có thể gây nấm miệng.

    Khi mắc, lượng vi khuẩn trú ngụ trong miệng tăng lên nên dễ gây ra triệu chứng kèm theo là hôi miệng. Điều này khiến trẻ khó chịu vì bệnh hơn nữa còn mặc cảm và ngại ngùng trong giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

    6. Bệnh răng miệng ở trẻ em – Răng vĩnh viễn mọc muộn
    Khi răng sữa rụng từ 6 tháng đến một năm mà vẫn chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên, có thể do răng mọc ngầm đã chặn hướng răng vĩnh viễn. Cũng có thể răng mọc lạc chỗ hoặc chấn thương, ngã, tai nạn làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Nếu tình trạng này kéo dài bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chụp X-quang cung xương hàm. Dựa vào đó bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của các mầm răng vĩnh viễn để đưa ra hướng khắc phục sớm cho trẻ.

    Nhìn chung, để hạn chế bệnh răng miệng trẻ em, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Bên cạnh việc hình thành thói quen việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng bàn chải, dùng kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi thì cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. Hạn chế việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường và axit cao. Cần bổ sung nhiều rau củ quả, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C và B12 cho trẻ.
     
Chủ đề tương tự: BỆNH RĂNG
Diễn đàn Tiêu đề Date
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Nguyên nhận và cách phòng ngừa bệnh viêm tủy răng? 3/1/23
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Tình trạng khí hư màu vàng có mùi hôi là biểu hiện của bệnh gì? 27/11/22
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Nổi mụn trắng ở bao quy đầu là bệnh gì? 12/12/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Khí hư đục màu trắng là bệnh gì ở phụ nữ? 16/7/21
Bí Quyết Trẻ - Khỏe - Đẹp Những lưu ý khi đi khám răng miệng ở người bệnh tim mạch 10/12/19

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!