Diễn đàn làm Đẹp Thiết kế công năng cho những ngôi nhà nhỏ kiểu nhà ống, nhà phố đòi hỏi những giải pháp thông minh và hiệu quả hơn để mang lại hiệu quả sử dụng công năng tốt hơn. Cách thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang là một giải pháp tận dụng khoảng trống gầm cầu thang hiện nay được vận dụng rất nhiều vì ngày càng có những ngôi nhà cao tầng chật hẹp mọc lên ở các khu vực đô thị đông đúc. Khoảng cầu thang trong những ngôi nhà biệt thự đẹp thường tạo nên một góc nhỏ gọi là gầm cầu thang ở tầng trệt, nhiều gia đình tận dụng khoảng trống đó để biến thành một không gian chức năng hữu ích cho gia đình như phòng học, phòng ngủ, phòng làm việc, nhà vệ sinh… Ngoài ra, chủ nhà có thể thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang để tiết mở rộng công năng cho gia đình. Tùy vào diện tích gầm cầy thang để bố trí kiểu dáng và trang trí nội thất phòng bếp sao cho phù hợp. Thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang có những ưu điểm gì ? Thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang là giải pháp kiến trúc tuyển vời để mang đến không gian nội thất tiện nghi hơnVới những ngôi nhà biệt thự sân vườn hay biệt thự phố có diện tích rộng rãi thì việc bố trí nội thất khá dễ dàng, nhưng đối với những căn nhà nhỏ nếu không muốn nói là quá eo hẹp về diện tích, thì việc làm sao để bố trí đầy đủ các không gian chức năng mà vẫn có diện tích để "thở" không phải là 1 điều dễ dàng. Cách bố trí bếp nhỏ dưới cầu thang, ít nhiều sẽ giúp bạn bố trí nội thất một cách thông minh, khoa học cho ngôi nhà của bạn. Không gian dưới gầm cầu thang thường tạo cảm giác chật hẹp, thế nhưng chủ nhà không nên bỏ lỡ góc nhỏ này vì đây có thể là không gian thú vị cho việc bếp núc mỗi ngày. Thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang, chủ nhà có thể đặt tủ chén đĩa, xoong nồi… hoặc những vật dụng thường dùng để nấu ăn ở khu vực gầm cầu thang. Ngoài ra, hệ thống bếp lò hoặc chậu rửa cũng có thể bố trí ở vị trí hẹp này. Thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang giúp cho tầng trệt rộng hơn, gọn gàng hơn, đặc biệt hiệu quả với nhà ống chật hẹpHãy thử tượng tượng xem ngoài việc giúp mở rộng diện tích nâng cao hiệu quả sử dụng công năng thì việc thiết kế bếp nhỏ dưới gầm câu thang còn có lợi ích to lớn như thế nào trong việc giúp cho không gian tầng trệt trở nên gọn gàng ngăn nắp và thoáng rộng, đặc biệt là khi chúng ta đặt tủ bếp dưới gầm cầu thang và khi đóng chúng lại sau khi sử dụng, các bạn sẽ thấy khi kích thước những ngăn tủ bếp vừa với chiều sâu của cầu thang thì khi đóng lại sẽ không còn bất cứ sự lộn xộn nào trong khoảng trống gầm cầu thang đó. Đôi khi những vật dụng nhà bếp phục vụ ăn uống trở nên quá nhiều và khiến cho căn bếp trở nên lộn xộn, chật chội, khi đó thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang có thể giúp bạn sử dụng chiều cao trên tường khu vực gầm cầu thang để tạo thành những kệ gắn tường phía trên bếp nấu có cửa trượt rồi đặt hết những chén đĩa cốc, ly vào đó rồi đóng các cánh cửa trượt vào thì bạn sẽ thấy không gian nội thất trở nên sạch sẽ, gọn gàng và rộng rãi hơn rất nhiều đấy. Theo phong thủy, có nên thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang không ? Không nên căn cứ vào lý luận phong thủy chưa rõ ràng mà từ bỏ cách thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang hữu íchCó nhiều quan niệm cho rằng phòng bếp không nên đặt dưới gầm cầu thang vì cầu thang là phương tiện di chuyển các dòng khí từ tầng trệt lên tầng trên và khi thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang thì khí nóng làm nhiễu loạn các dòng khí và rất có thể dòng khí bị chặn lại không lên được tầng trên. Một quan niệm khác lại cho rằng bếp nấu thuộc khí Hỏa mà cầu thang là phương tiện để di chuyển của các thành viên trong gia đình, khi đặt bếp dưới gầm cầu thang sẽ khiến cho gia đình lục đục hoặc bị nóng trong người dễ nổi nóng cáu gắt, trong người bất an. Tuy nhiên tất cả những quan điểm này đều chưa có nghiên cứu nào và chứng minh chính xác về mặt phong thủy, ở phương Tây họ vẫn thường thiết kế tận dụng gầm cầu thang cho ngôi nhà nhỏ của mình để làm không gian bếp ăn hay đặt giường ngủ mang đến sự tiện nghi nhất định. Chúng tôi cũng khuyên rằng các gia đình không cần bận tâm đến vấn đề này mà hãy chú trọng hơn về mặt công năng và hiệu quả sử dụng. Khi thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang bạn có thể mở thêm một phòng ngủ nhỏ ở tầng trệt, nếu như hướng phòng bếp không khắc với gia chủ thì điều này cho phép bạn thực hiện. Hơn nữa, hiện nay đa số các gia đình dùng bếp gas, bếp từ, bếp điện không có khói than hay tro bụi bẩn nên nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến mặt phong thủy, chỉ ảnh hưởng ở vấn đề hướng bếp. Về mặt phong thủy phòng bếp, chúng ta lưu ý có thể bố trí hướng không cùng hướng nhà hơp mệnh của chủ đầu tư, vì thế khi đặt bếp ở dưới gầm cầu thang cần phải xem có đúng hướng hay không. Cách thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang như thế nào ? Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên bố trí bếp dưới không gian gầm cầu thang như thế nào thì có thể tham khảo những ý tưởng dưới đây để việc bố trí nội thất phòng ăn không cần khó khăn khi phải đặt nó dưới gầm cầu thang chật hẹp: Lựa chọn tủ bếp nhỏ phù hợp với kích thước của gầm cầu thang khi thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thangĐể thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang thì trước hết, bạn phải đo đạc và tính được diện tích cũng như biết các kích thước chiều rộng chiều sâu, chiều cao của gầm cầu thang, kích thước các cạnh để tìm mua nội thất hoặc đóng đồ phù hợp. Nếu như diện tích gầm cầu thang nhỏ thì không thể sử dụng một tủ bếp lớn. Lựa chọn cách đặt bếp hướng lưng người nấu có thế cùng hướng với cầu thang có thể vuông góc với cầu thangĐều là dưới gầm cầu thang nhưng có thể đặt bếp ở hướng khác nhau và quay về các mặt của ngôi nhà (trừ quay lưng ra mặt tiền), có thể chọn hướng quay lưng sao cho thuận tiện cho việc nấu nướng và hợp phong thủy. Tủ bếp chữ L hay chữ I đều phù hợp khi thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang, có thể kết hợp cả tủ lạnhThường thì sẽ bố trí tủ bếp kết hợp cả chậu rửa và bếp nấu ở mặt trên, phía dưới tủ là các ngăn, hộc tủ nên có thể để chứa cả lò vi sóng và các dụng cụ nấu nướng phía dưới tủ, kết hợp các chức năng chỉ trong một tủ bếp quá tiện lợi để đặt dưới gầm cầu thang, có thể thiết kế tủ bếp chữ I kết hợp quầy bar nhỏ, kệ đựng chén đĩa hoặc một tủ chữ L nếu gầm cầu thang nhà bạn diện tích rộng, kết hợp tủ chữ L để chứa cả những chai rượu bia chẳng hạn. Kinh nghiệm thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang kết hợp bàn ăn chỉ với 10m2- Cách bố trí bàn ăn: Nếu cầu thang của nhà ống ngăn cách phòng khách với không gian phía trong cầu thang thì đặt bàn ăn ở phía sau cầu thang song song với hướng lan can cầu thang và nên chọn kiểu bàn tròn hoặc bàn chữ nhật để tiết kiệm diện tích, chọn loại bàn kích thước nhỏ. Sẽ thế nào nếu chúng ta thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang kết hợp kho chứa rượuMàu sắc bếp: Nên sử dụng màu sắc nhã nhặn và ốp gạch trên tường phía trên tủ bếp để tránh bị bẩn tường sơn. Dù bố trí dưới gầm cầu thang thì cũng nên chọn màu bếp phù hợp phong thủy, hợp với mệnh của chủ đầu tư để tạo sự may mắn cho gia chủ. Lựa chọn ánh sáng ấm áp, đầy đủ khi thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang- Ánh sáng: Góc gầm cầu thang là nơi thường không nhận được ánh sáng tự nhiên đặc biệt là khi sử dụng vách ngăn với phòng khách, nhưng đây là yếu tố rất quan trọng cho việc nội trợ. Nếu thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang , chúng ta nên chọn đèn bếp đủ độ sáng và bố trí nhiều điểm sáng, có thể chọn 1 đèn chùm kiểu hiện đại đơn giản và các bóng đèn nhẹ nhẹ nhàng xung quanh nhưng lưu ý không trang trí bằng đèn chùm rườm rà vì không gian bếp nhỏ sẽ khiến cho cảm giác chật chội không phù hợp. Chỉ với 5m2, bạn đã sở hữu ngay phòng bếp nhỏ dưới gầm cầu thang ấm áp, tiện nghi CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ DỰ ÁN GOLDEN BAY CAM RANH : https://rock-nam.blogspot.com/2021/03/du-an-golden-bay-cam-ranh.html DỰ ÁN ĐẤT NỀN CAM RANH KHÁNH HÒA HƯNG THỊNH : https://themoonbeauty.blogspot.com/2021/03/du-an-dat-nen-cam-ranh-khanh-hoa-hung-thinh.html VINH LONG NEW TOWN : https://blogxaydung.net/vinh-long-new-town/