laptop cũ giá rẻ Đặt quảng cáo trên 24hlamdep.net

Xử lý thiệt hại do người lao động gây ra ?

Thảo luận trong 'Quảng Cáo Rao Vặt' bắt đầu bởi mlawkey, 17/9/19.

 

nha khoa an tâm

Lượt xem: 628

  1. Offline

    mlawkey New Member

    Diễn đàn làm Đẹp  Căn cứ vào Điều 47 Bộ luật lao động quy định Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    "1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán."

    Thì công ty bạn phải trả đầy đủ 1/2 tháng lương còn lại và trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tuy nhiên căn cứ vào:

    "Điều 130. Bồi thường thiệt hại

    1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường."

    "Điều 101. Khấu trừ tiền lương

    1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

    2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

    3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập."

    Thì công ty có thể khấu trừ tiền lương nhưng phải tuân theo nguyên tắc luật định.

    Khi sa thải người lao động, NSDLĐ phải tuân thủ những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xử lý kỉ luật lao động. Khoản 1 Điều 123 Bộ luật lao động quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:
    “1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
    b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
    c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
    d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.”

    Về sự có mặt tại buổi họp xử lý kỉ luật lao động: theo Điều 123 thì tại buổi họp xử lý kỉ luật lao động người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.Tuy nhiên, sau khi gửi thông báo bằng văn bản mà người lao động vẫn vắng mặt và đã đồng ý bằng miệng. Các văn bản pháp luật hiện hành không có điều khoản nào quy định về việc xử lý kỷ luật lao động vắng mặt. Như vậy, việc xử lý kỷ luật vắng mặt người lao động của công ty vẫn đúng với quy định của pháp luật.
    Xem thêm: Thành lập công ty tại Hà Nội.
     
Chủ đề tương tự: Xử thiệt
Diễn đàn Tiêu đề Date
Quảng Cáo Rao Vặt Mẹo Xử Lý Khăn Tắm Khách Sạn Lâu Ngày Không Sử Dụng 9/5/20

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn làm đẹp chúc các bạn có những giây phút thật vui vẻ!